Nhóm nghiên cứu đã thu thập 6 loài rong đỏ để nghiên cứu thành phần và chọn được loài H. eucheumatoides thích hợp làm đồ uống lên men. Thành phần hóa học H. eucheumatoides có carbohy-drate 80,3%, lipid 1,5%, nito- protein 6%, car-bohydrate có galactose 87,2%, glucose 10,3% và các loại đường khác 2,5%. Loại rong này được thủy phân bởi hỗn hợp enzyme viscozyme L và lactozyme 1% w/w, tỷ lệ rong 30g/l, nhiệt độ 30 độ C và thời gian 96 giờ.
Dịch thủy phân được lên men bởi hai chủng Lac-tobacillus casei và Saccharomyces boulardii. Đồ uống lên men H. eu- cheumatoides là đồ uống probiotic vì thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính enzym và an toàn thực phẩm. Đây là đồ uống có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Đóng góp mới của đề tài là xây dựng được quy trình sản xuất đồ uống lên men probiotic từ nguyên liệu rong đỏ tại Việt Nam.
TS Võ Thành Trung chia sẻ, việc đưa công nghệ sản xuất đồ uống probiotic từ rong đỏ ra thị trường có nhiều thuận lợi. Một là, công nghệ sản xuất có thể ứng dụng tại tất cả các nhà máy chế biến sữa lên men, nhà máy đồ uống có cồn và không cồn và các nhà máy sản xuất dược. Thêm vào đó, ở Việt Nam có nhiều loài rong đỏ phù hợp cho sản xuất.
Một ưu điểm khác là sản xuất đồ uống probiotic không cần nhiều nguyên liệu như sản xuất các sản phẩm khác vì đây là một dạng thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, phải kể đến như vấn đề xây dựng hệ thống thu mua nguyên liệu rong tự nhiên. Do nghề nuôi rong đỏ có giá trị kinh tế không cao nên nguyên liệu khó bảo đảm về lâu dài. Ngoài ra, loại đồ uống này vẫn chưa xây dựng được thành thực phẩm chức năng để nâng cao giá trị sản phẩm. Kinh phí xây dựng nhà máy và thương mại sản phẩm còn hạn chế. Nhóm nghiên cứu hy vọng trong tương lai không xa, sản phẩm đồ uống này có thể được đưa vào sản xuất và sớm được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng.