Doanh nghiệp rau quả nỗ lực 'phá băng' xuất khẩu

03/05/2023, 06:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để đạt mục tiêu 4 tỷ USD xuất khẩu rau, quả trong năm 2023, các doanh nghiệp nỗ lực kết nối, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị bằng chế biến sâu.

Năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID- 19 và giá xăng tăng liên tiếp, chiến tranh Nga- Ukraine đã đẩy chi phí vận chuyển tăng, nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo xuất khẩu được 200 tỷ đồng.

“Hiện với các đơn hàng ký kết trong năm 2023, doanh nghiệp đã đạt hơn 200 tỷ đồng và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong những tháng tới, nhất là giai đoạn cuối năm. Để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đối tác, chúng tôi đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tăng giờ làm và ký kết các hợp đồng vận chuyển ngay cả trong những ngày nghỉ để đảm bảo cung cấp đúng khối lượng, đúng thời gian, đảm bảo chất lượng các đơn hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài”, ông Thìn nói.

Cũng theo ông Thìn, từ đầu năm 2023, Trung Quốc đã mở cửa khẩu để hàng hoá nông sản, trái cây của Việt Nam được xuất khẩu sang và ngược lại. Đây là một thị trường rất lớn, có thể sẽ trở thành thị trường mục tiêu của công ty trong năm 2023 và những năm tiếp theo bởi lợi thế về thời gian, quãng đường và chi phí vận chuyển.

“Tôi đã tìm hiểu và trực tiếp khảo sát thị trường Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội và đối tác xuất khẩu trái cây. Tôi nhận thấy, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như nhiều năm trước đây, mà họ đã hướng tới chất lượng, mẫu mã sản phẩm và sự cạnh tranh trái cây của Việt Nam với trái cây các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…Do vậy, chúng tôi phải tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc thu mua, kiểm tra tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và chế biến sâu sản phẩm, đáp ứng đúng yêu cầu của đối tác”, ông Thìn nói.

Doanh nghiệp rau quả nỗ lực 'phá băng' xuất khẩu - 2

Xuất khẩu rau quả đang có nhiều tín hiệu lạc quan.

Cũng trả lời VTC News, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hiện nay Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu ở dạng trái cây tươi, khó vận chuyển xa do không thể bảo quản được lâu. Các công nghệ sấy bằng điện lạnh đang là xu hướng mới mang lại chất lượng sản phẩm cao hơn với chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trường và thị trường chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Một số sản phẩm khác cũng được xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Australia… nhưng chưa nhiều.

"Tuy nhiên, hiện nay thị trường Trung Quốc cũng yêu cầu rất cao, đồng thời đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu không bao giờ là “một mình một chợ”, có sự cạnh tranh với các nước khác theo quy luật thị trường. Do vậy, đối với rau quả, trái cây các doanh nghiệp của chúng ta phải hướng đến phát triển chế biến công nghệ hiện đại, phù hợp với quy mô nhỏ, vừa. Đồng thời người dân cũng cần tập trung trồng loại cây theo đúng định hướng của chính quyền địa phương, giúp tập trung vùng trồng, nâng cao tỷ lệ chế biến và đáp ứng được nhu cầu về đa dạng hóa sản phẩm”, ông Cường nói.

Về phía doanh nghiệp, ông Cường cho rằng cần gia tăng ứng dụng số, phát triển nền tảng số, thương mại điện tử để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Có như vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu trái cây, rau củ của Việt Nam một cách lâu dài, bền vững.

PHẠM DUY

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/doanh-nghiep-rau-qua-no-luc-pha-bang-xuat-khau-ar768421.html
Copy Link
https://vtc.vn/doanh-nghiep-rau-qua-no-luc-pha-bang-xuat-khau-ar768421.html
Bài liên quan
Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW: Trọng trách và cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số
Những doanh nghiệp công nghệ số có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và hạ tầng, đồng thời sở hữu đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, sẽ góp phần đáp ứng tốt yêu cầu triển khai các mục tiêu chiến lược mà Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp rau quả nỗ lực 'phá băng' xuất khẩu