Về lâu dài, ông Thống cho rằng Chính phủ cũng cần có lộ trình và chính sách phù hợp để đổi GPLX, để dữ liệu GPLX được đồng bộ, đầy đủ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hiển thị trên hệ thống VNeID, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và phục vụ công tác quản lý của cơ quan chức năng.
Nên miễn phí việc đổi
Là người đang sử dụng GPLX hạng A1, chị Trần Thị Hương (ngụ huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bày tỏ lo lắng về quy định trên. Bởi theo chị biết, quy trình đổi GPLX khá phức tạp, cần phải có giấy khám sức khỏe, đơn đề nghị cấp lại… Vì vậy, chị Hương cho rằng Nhà nước cần đơn giản thủ tục đối với các đối tượng thuộc diện phải đổi lại này. Cụ thể, mọi công tác cấp đổi được thực hiện trực tuyến, người dùng chỉ cần chụp bằng cũ tải lên, cơ quan chức năng căn cứ vào các dữ liệu đã có để cấp lại.
20 triệu GPLX mô tô bằng giấy được cấp từ năm 1995 đến tháng 7-2012 phải làm thủ tục đổi mới nếu dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông qua.
Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên bày tỏ sự ủng hộ việc đổi GPLX không thời hạn từ bìa giấy sang thẻ nhựa, bởi về lâu dài, việc chuyển đổi này tạo thuận tiện cho người dân, nhất là khi các dữ liệu được cập nhật và hiển thị trên hệ thống VNeID. Tuy nhiên, ông Liên cũng cho rằng việc thay đổi trên phải có lộ trình, không làm mất thời gian cũng như tốn kém kinh phí cho người dân. “Tốt nhất là nên triển khai cấp lại miễn phí” - ông Liên nêu quan điểm.
Tương tự, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, cũng ủng hộ đề xuất trên để dữ liệu GPLX được đồng bộ, đầy đủ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hiển thị trên hệ thống VNeID. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho người dân và phục vụ công tác quản lý của cơ quan chức năng được nhanh chóng, chính xác hơn.
Tuy nhiên, TS Thủy cho rằng để tạo được sự đồng thuận của người dân, chính sách trên phải đáp ứng được ba điều kiện, đó là không gây phiền hà cho người dân, chi phí và phải đưa ra lộ trình đổi GPLX hợp lý. Trong đó, Nhà nước phải đặc biệt lưu ý đến việc không “đẻ” thêm nhiều thủ tục, không buộc người đổi bằng phải học và thi lại. Chính phủ cũng cần có chính sách miễn phí đối với người thuộc diện phải cấp, đổi GPLX không thời hạn. Trường hợp khó khăn chỉ thu tiền in ấn với chi phí khoảng 10.000-30.000 đồng/GPLX.
Thêm vào đó, đa dạng hình thức đổi, người dân có thể đổi trực tuyến hoặc cử người về tận phường để đổi GPLX cho người dân. Trong quá trình đổi phải thực hiện nhanh, nhằm tạo điều kiện cho người dân trong quá trình lưu thông trên đường. “Tóm lại, chúng ta phải giải quyết việc đổi GPLX khoa học, hợp lý, thực tiễn và tiện lợi cho người dân vì số lượng xe trong diện phải cấp lại rất lớn…” - TS Thủy nêu quan điểm.
Nên miễn phí việc đổi Là người đang sử dụng GPLX hạng A1, chị Trần Thị Hương (ngụ huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bày tỏ lo lắng về quy định trên. Bởi theo chị biết, quy trình đổi GPLX khá phức tạp, cần phải có giấy khám sức khỏe, đơn đề nghị cấp lại… Vì vậy, chị Hương cho rằng Nhà nước cần đơn giản thủ tục đối với các đối tượng thuộc diện phải đổi lại này. Cụ thể, mọi công tác cấp đổi được thực hiện trực tuyến, người dùng chỉ cần chụp bằng cũ tải lên, cơ quan chức năng căn cứ vào các dữ liệu đã có để cấp lại. |