Đổi mới chương trình, SGK tạo chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng

22/09/2023, 16:27
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 sau cuộc giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Thứ 8: Nhà nước đã cân đối ngân sách, ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Trong giai đoạn 2015-2022, tổng kinh phí đã bố trí là 213.449,72 tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong đó, chi thường xuyên là 81.770,14 tỷ đồng, chiếm 38,3%, chi đầu tư là 131.679,58 tỷ đồng, chiếm 61,7%. Nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ không hoàn lại và nguồn ngân sách trung ương chiếm tỷ lệ lần lượt là 71,6%, 19,2% và 6,2% tổng kinh phí.

Thứ 9: Chính sách xã hội hóa giáo dục tiếp tục được thực hiện, huy động được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở giáo dục tư thục, hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, biên soạn sách giáo khoa. Trong giai đoạn 2015-2022, đã thu hút được 6.420,22 tỷ đồng (chiếm 3% tổng kinh phí cho việc đổi mới chương trình GDPT); 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực GDPT với tổng số vốn đăng ký là 33,71 triệu USD.

Ảnh minh họa. ảnh 2

Ảnh minh họa.

Vẫn còn những hạn chế trong thực hiện

Bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị quyết cũng chỉ ra tồn tại, hạn chế trong thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.

Trong đó có tồn tại, hạn chế liên quan đến: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện…; công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương đổi mới GDPT; công tác thanh tra, kiểm tra; thời gian ban hành Chương trình GDPT 2018 và thực nghiệm, đánh giá tác động đối với những nội dung đổi mới quan trọng của Chương trình; quy định về môn học Lịch sử; thiết kế nội dung các môn học tích hợp ở cấp THCS; tổ chức các môn học, hoạt động giáo dục mới; xây dựng tổ hợp môn học tại cấp THPT; biên soạn, thực nghiệm, thẩm định sách giáo khoa...

Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ghi rõ: Chủ trương triển khai chương trình GDPT mới đồng thời ở cả ba cấp học dẫn tới thời gian chuẩn bị ngắn, công tác bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Cùng với đó, kết quả đổi mới phương pháp dạy và học ở nhiều cơ sở giáo dục chưa cao, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thiếu giáo viên dạy các môn học mới diễn ra phổ biến.

Ngân sách nhà nước chưa bảo đảm được đầy đủ nhu cầu đầu tư để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Hầu hết các địa phương, nhất là những nơi chưa cân đối được ngân sách, gặp khó khăn về kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Việc triển khai một số chương trình, đề án liên quan tới đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT còn hạn chế. Việc huy động các nguồn lực xã hội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…

Chỉ ra nguyên nhân khách quan của tồn tại, hạn chế, Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 nêu:

Xây dựng chương trình GDPT là nhiệm vụ mới, khó, diễn ra trong bối cảnh ngành Giáo dục đang tập trung hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Chương trình GDPT 2018 được triển khai đúng vào thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Việc tổ chức dạy học, tập huấn cho đội ngũ giáo viên phải tổ chức chủ yếu bằng hình thức trực tuyến. Công tác thi, kiểm tra, đánh giá gặp nhiều khó khăn.

Số lượng cơ sở GDPT lớn, phạm vi triển khai rộng. Điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương khác nhau, nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu.

Chính sách, chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo chưa hấp dẫn, khó thu hút, giữ chân đội ngũ giáo viên, nhất là nhân lực chất lượng cao. Trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh ở các địa bàn khác nhau có sự chênh lệch.

Nguyên nhân chủ quan là nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, việc đổi mới chương trình GDPT chưa đầy đủ, sâu sắc, toàn diện.

Trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu ở một số địa phương chưa rõ; chưa quyết liệt, kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 88/2014/QH13 và các văn bản liên quan chưa được chú trọng đúng mức. Công tác dự báo, lập kế hoạch, lộ trình đổi mới chưa sát. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, thường xuyên.

Trách nhiệm chính của những tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc về các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, chủ trì tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Nghị quyết đưa ra 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gồm: hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đổi mới chương trình GDPT; tăng cường các điều kiện bảo đảm triển khai đổi mới GDPT.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-chuong-trinh-sgk-tao-chuyen-bien-tich-cuc-dat-nhieu-ket-qua-quan-trong-post654776.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-chuong-trinh-sgk-tao-chuyen-bien-tich-cuc-dat-nhieu-ket-qua-quan-trong-post654776.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới chương trình, SGK tạo chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng