Đổi mới công tác quản lý, có cơ chế đặc thù để giáo dục vùng khó phát triển

17/08/2023, 15:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để giáo dục phổ thông vùng đặc biệt khó khăn Nghệ An phát triển bài bản, khoa học, cần hoàn thiện công tác quản lý giáo dục, có cơ chế đặc thù...

Các bậc học còn lại, cơ cấu giáo viên chưa hợp lý, chất lượng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, học sinh ít được học các chương trình tăng cường... Điều này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục và thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh.

Cần giải pháp đồng bộ, khoa học từ khâu quản lý giáo dục

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, để có sự phát triển rõ nét, bài bản, khoa học thì cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục. Tập trung vào các nội dung cụ thể như: Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh; về hỗ trợ học sinh trong giai đoạn chuyển tiếp từ lớp 5 (tiểu học) lên lớp 6 (THCS), lớp 9 (THCS) lên lớp 10 (THPT); phát triển năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông.

Bên cạnh đó, hội thảo cũng tập trung vào vấn đề mang tính cơ chế, chính sách để tạo động lực thúc đẩy giáo dục đào tạo vùng cao có chuyển biến tích cực. Đó là đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Đổi mới công tác quản lý, có cơ chế đặc thù để giáo dục vùng khó phát triển ảnh 3
Các đại biểu trao đổi, thảo luận giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tại các vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An tạo ghi nhận và đánh giá cao những tham luận mang tính lý luận lẫn thực tiễn. Qua đó, thể hiện sự trăn trở, trách nhiệm của các nhà quản lý giáo dục, các thầy giáo, cô giáo với mong muốn nâng cao chất lượng công tác quản lý vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Về các kiến nghị, giải pháp mà các đại biểu đã đưa ra, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét để thời gian tới có những điều chỉnh trong chỉ đạo, điều hành nhằm sát với thực tế, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đây cũng là cơ sở, là căn cứ để tham mưu xây dựng chính sách, thực hiện các chiến lược về phát triển giáo dục miền núi nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước rút ngắn khoảng cách vùng miền...

Sau hội thảo, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cũng mong các địa phương, các nhà trường cần nghiên cứu kỹ các vấn đề và chỉ đạo các nhà trường có ý kiến, đề xuất để hoàn thiện đề tài. Kết quả của đề tài có thể chuyển đến các đơn vị để áp dụng vào thực tế .

Nghệ An là tỉnh có 10 huyện miền núi, trong đó có 6 huyện miền núi cao, có 4 huyện nghèo theo Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Những năm qua, cùng với cả nước Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, trong đó ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-cong-tac-quan-ly-co-co-che-dac-thu-de-giao-duc-vung-kho-phat-trien-post650923.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-cong-tac-quan-ly-co-co-che-dac-thu-de-giao-duc-vung-kho-phat-trien-post650923.html
Bài liên quan
Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về Kế toán, Kiểm toán và Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), cùng Đại học Cardiff Metropolitan (Vương quốc Anh) đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ 7 về Kế toán, Kiểm toán và Tài chính (ICFAA 2024).

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới công tác quản lý, có cơ chế đặc thù để giáo dục vùng khó phát triển