Đơn cử như Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT Kiên Giang, thời gian qua, các thế hệ thầy và trò nhà trường luôn nỗ lực, cố gắng thi đua dạy tốt, học tốt. Hằng năm, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt luôn đạt 100%, số học sinh lên lớp đạt 99%, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% nhiều năm liền và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng từ 80% trở lên.
Nhà trường đã tăng cường thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh. Thực hiện hiệu quả việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hiện, cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị khá đầy đủ, đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học, nhất là nhu cầu sinh hoạt ăn ở nội trú của học sinh.
Thời gian tới, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy - học” cần tiếp tục phát huy và khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong công tác giảng dạy, giáo dục, quản lý và nghiên cứu khoa học; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp.
Với trường nội trú, các chương trình, phong trào thi đua cần gắn với phát triển kỹ năng, giúp các em tự tin trong học tập và giao tiếp. Theo đó, các trường có thể xây dựng một số mô hình theo hướng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh nội trú; mô hình “khơi nguồn khởi nghiệp, phát huy tinh thần tự lực, tự chủ vượt khó học tập”, đổi mới dạy tiếng dân tộc thiểu số và giáo dục địa phương.
Ngoài ra, Chính phủ cần tiếp tục rà soát, ban hành, bổ sung chế độ chính sách cho nhân viên công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú. Đẩy mạnh dân chủ trong nhà trường, tạo nên sự đoàn kết trong tập thể.
PGS.TS Nguyễn Phú Khánh. |
Để đổi mới sáng tạo trong dạy - học, mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo cần có chiến lược riêng dựa trên tầm nhìn, thế mạnh của nhà trường. Bất cứ đơn vị nào cũng phải sẵn sàng giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên trở thành công dân toàn cầu.
Muốn vậy, người học phải được giáo dục về toàn cầu, đồng thời cung cấp công cụ về số hóa. Các trường cần thiết lập quan hệ đối tác, tạo ra mạng lưới trường đại học để trao đổi tri thức, chia sẻ chương trình, giáo trình...
Để giảm bớt khoảng trống giữa những gì trường dạy cho học sinh, sinh viên và xã hội đòi hỏi, cần có kiềng ba chân, cụ thể là: Học thuật (chương trình, phương pháp) - thực tiễn - nghiên cứu.
Mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trong ngành phải là tấm gương về đạo đức, tự học tập, rèn luyện; có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giáo dục, giảng dạy. Từ đó “truyền lửa” cho học sinh chủ động, tích cực trong học tập và rèn luyện. - Ông Lê Tuấn Tứ