Đối tượng nào áp dụng hệ số trượt giá BHXH?

Theo An Chi | 11/03/2024, 16:03
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Điều 1 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là các đối tượng có tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH.

1. Dối tượng:

Theo Điều 1Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là các đối tượng có tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:

- Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10Nghị định 115/2015/NĐ-CPbao gồm:

+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

+ Người lao động đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Đối tượng nào áp dụng hệ số trượt giá BHXH?- Ảnh 1.

- Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024.

2. Hệ số trượt giá:

Theo Điều 1 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là các đối tượng có tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:

* Hệ số trượt giá tiền lương tháng đóng BHXH (Mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH):

Năm
Trước 1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Mức điều chỉnh
5,43
4,61
4,36
4,22
3,92
3,75
3,82
3,83
3,68
3,57
3,31
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Mức điều chỉnh
3,06
2,85
2,63
2,14
2,0
1,83
1,54
1,41
1,33
1,27
1,27
Năm
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
Mức điều chỉnh
1,23
1,19
1,15
1,12
1,08
1,07
1,03
1,0
1,0

* Hệ số trượt giá thu thập tháng đóng BHXH (Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH):

Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Mức điều chỉnh
2,14
2,0
1,83
1,54
1,41
1,33
1,27
1,27
1,23
Năm
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
Mức điều chỉnh
1,19
1,15
1,12
1,08
1,07
1,03
1,0
1,0

3. Hệ số trượt giá ảnh hưởng đến những khoản tiền nào?

Hệ số trượt giá BHXH là một trong các căn cứ để tính tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động. Cụ thể:

Tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm
x
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của từng năm tương ứng

Đồng thời, mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng BHXH (Mbqtl)được tính như sau:

Mbqtl
=
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh
Tổng số tháng đóng BHXH

Trên cơ sở đó, những khoản tiền BHXH sau được tính theo mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sẽ bị thay đổi khi hệ số trượt giá thay đổi:

(1) Lương hưu hàng tháng:

Điều 7Nghị định 115/2015/NĐ-CPnêu rõ cách tính lương hưu như sau:

Lương hưu
=
Tỷ lệ hưởng
x
Mbqtl

(2) Trợ cấp 1 lần khi về hưu:

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứmỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

(3) BHXH 01 lần

Mức hưởng BHXH 1 lần
=
(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)
+
(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

(4)Trợ cấp tuất 01 lần

- Người đang hưởng lương hưu chết:

Mức hưởng
=
48 x Lương hưu
-
0,5
x
(Số tháng đã hưởng lương hưu - 2)
x
Lương hưu

- Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng chết:

Mức hưởng
=
1,5 x Mbqtl
x
Số năm đóng BHXH trước năm 2014
+
2 x Mbqtl
x
Số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi

Như vậy, năm 2024, khi hệ số trượt giá tăng, các khoản tiền BHXH trên cũng sẽ tăng theo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đối tượng nào áp dụng hệ số trượt giá BHXH?