Đồng tiền chung BRICS có thách thức được vị thế của đồng USD?

Hùng Cường | 23/08/2023, 23:23
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhận được 22 đơn đăng ký thành viên mới, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS được kỳ vọng sẽ tạo ra một đồng tiền chung mới có thể thách thức vị thế dự trữ toàn cầu của đồng đô la Mỹ (USD).

Các thành viên tiềm năng mới

Argentina, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain, Bangladesh, Belarus, Algeria, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Cuba, Ai Cập, Nigeria, Senegal, Saudi Arabia, Thái Lan, Tunisia, Uruguay và Venezuela là một trong những quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Mở rộng khối, kết nạp thêm thành viên là một trong những ưu tiên của chương trình nghị sự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15. Lá đơn xin gia nhập của Saudi Arabia, Ai Cập và UAE đang gây nhiều sự chú ý bởi tiềm lực kinh tế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của họ.

Việc mở rộng quy mô của khối với các thành viên mới như “đại gia” dầu mỏ Saudi Arabia và UAE có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng một loại tiền tệ chung mới ở phần lớn thế giới. Khi ấy, BRICS vừa là người tiêu dùng vừa là nhà sản xuất các nguồn năng lượng chính, cũng có thể là nhân tố quyết định trong lĩnh vực năng lượng.

Ngân hàng Phát triển Mới

Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) được thành lập bởi các quốc gia BRICS vào năm 2015, tiền thân của ngân hàng này là Ngân hàng Phát triển BRICS. Ngân hàng này được giới thiệu với kỳ vọng sẽ là một nhân tố thay thế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới trong hệ thống thanh toán toàn cầu.

Có trụ sở chính tại Thượng Hải, Trung Quốc, NDB được thành lập với số vốn ban đầu là 100 tỷ USD và cho đến nay đã cung cấp 32,4 tỷ USD tài trợ cho tổng số 98 dự án. Theo ước tính, 280 triệu người sẽ được hưởng lợi từ các dự án này.

NDB đã tăng số lượng thành viên lên con số 9 vào năm 2021 với sự tham gia của Bangladesh, Ai Cập, UAE và Uruguay, ngân hàng dự kiến ​​sẽ mở rộng với các thành viên mới như Saudi Arabia và Algeria trong tương lai.

Mỹ đánh giá về ý tưởng tạo ra đồng tiền chung của BRICS

Trong khi đó, Mỹ coi ý tưởng về đồng tiền chung của BRICS là một giấc mơ viển vông.

Paul O'Neill, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, gần đây đã nói rằng ý tưởng thay thế đồng USD là điều không tưởng. Bởi lẽ, khoảng 90% giao dịch quốc tế được thực hiện bằng USD, đồng USD chiếm khoảng 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu.

Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD không chỉ có nghĩa là một sự thay đổi kinh tế. Theo một số nguồn tin, dự trữ ngoại tệ của Nga, trong đó có khoảng 300 tỷ USD hiện đang bị giữ ở các nước phương Tây sau khi xung đột với Ukraine bùng phát.

Thay đổi đồng tiền dự trữ cũng được cho là sẽ thay đổi điều kiện của các cuộc chiến tranh kinh tế và sự thống trị của các nước phương Tây trong lĩnh vực này.

Theo VOV
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/dong-tien-chung-brics-co-thach-thuc-duoc-vi-the-cua-dong-usd-post1041186.vov
Copy Link
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/dong-tien-chung-brics-co-thach-thuc-duoc-vi-the-cua-dong-usd-post1041186.vov
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng tiền chung BRICS có thách thức được vị thế của đồng USD?