Đừng gọi côn trùng là 'sát nhân' nữa

27/12/2022, 11:16
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nếu tên của một con côn trùng là “con ong bắp cày giết người” hoặc “bướm đêm Gypsy” thì biệt danh đó chứa thông tin sai lệch và định kiến.

Ong bắp cày. Nguồn: Unsplash

Sự hiểu lầm không đáng có là lý do tại sao Hiệp hội Côn trùng học Mỹ (ESA) đã loại bỏ cả hai cái tên này và nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục thay đổi, theo bài viết trên The Verge.

ESA có một dự án “Better Common Names” nhằm chấm dứt việc tên côn trùng gây hiểu lầm cho người. Năm nay, nhóm đã thông báo rằng họ đã sử dụng cái tên “Ong bắp cày khổng lồ phương Bắc”, từ chối chấp nhận các danh hiệu thông tục phổ biến của loài côn trùng xâm lấn này. Họ cũng thay đổi “bướm đêm Gypsy” thành “bướm đêm bọt biển”. Họ cũng đang tìm kiếm những cái tên khác cần thay đổi.

Gần như bất kỳ ai cũng có thể điền vào biểu mẫu và ESA sẽ xem xét đề xuất cùng với các yêu cầu khác để đặt và đổi tên các sinh vật. Ví dụ, các chính sách mới của hiệp hội không cho phép các tên phổ biến đề cập đến các nhóm chủng tộc hoặc dân tộc.

Nỗ lực này là một phần của phong trào rộng lớn hơn nhằm đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc và những áp bức mang tính hệ thống khác trong khoa học. Các tên chim tiếng Anh cũng đang được xem xét kỹ lưỡng bởi Hiệp hội Điểu học Mỹ. Có tới 150 loài chim đã được đặt tên theo những người có liên quan đến chế độ nô lệ và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.

Tại sao cần đặt tên phổ biến cho các loài côn trùng?

Trong cuộc phỏng vấn với Verge, Marianne Alleyne, Chủ tịch ESA, nói rằng các nhà khoa học thường sử dụng tên khoa học - tên Latin thường có hai phần ví dụ như “con người” là Homo sapiens. Điều này sẽ không tiện khi giao tiếp với công chúng hoặc những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những loài côn trùng này. Vậy nên tên chung để thuận tiện cho cuộc trò chuyện.

Chúng ta chỉ có 2.000 loài côn trùng có tên chung trong hàng triệu loài côn trùng. Những loài được nhắc đến rất nhiều có tên chung. Thông thường chúng gây ra vấn đề hoặc mang lại lợi ích.

Trong nhiều thập kỷ nay, Hiệp hội Côn trùng học Mỹ là tổ chức xác định tên chung mà chúng ta sẽ sử dụng cho các loài cụ thể, chỉ để đảm bảo rằng chúng ta đang nói về cùng một đối tượng khi nói chuyện với công chúng, trên các phương tiện truyền thông hoặc những thứ tương tự.

Bất kỳ ai hoặc một cộng đồng có thể đề xuất với ESA và đưa ra gợi ý về cái tên phổ biến cho loài côn trùng nào đó. Thông thường, đó là các nhà khoa học hoặc có thể là những người làm việc với nông dân. Sau khi những đề nghị của họ được đưa ra, có một ủy ban nhận những yêu cầu này và nghiên cứu chúng theo những tiêu chí nhất định phải tuân theo. Cuối cùng ESA sẽ đưa ra câu trả lời là chấp nhận tên chung này hoặc không. Mỗi năm hiệp hội này có một vài cuộc họp thảo luận về các đề xuất mới cho các tên chung. Gần đây họ bận rộn với việc nhìn lại và xem xét một số cái tên có vấn đề.

Biệt danh chứa đầy thông tin sai lệch hoặc định kiến

Có một số tên sẽ bị coi là góp phần phân biệt đối xử hoặc loại trừ hoặc gây hại cho mọi người. Ví dụ điển hình là tên gọi của bướm đêm bọt biển bướm đêm bọt biển. Lúc trước, nó được đặt tên theo thuật ngữ xúc phạm cho một nhóm người. Bướm đêm bọt biển là bướm đêm Gypsy và “Gypsy” là một thuật ngữ xúc phạm người Romania.

Đặc biệt sự xuất hiện của loài mà chúng ta gọi là “ong bắp cày khổng lồ phương Bắc”.

"Vào khoảng thời gian đó, loài ong này trở thành một vấn đề ở tiểu bang Washington và chúng tôi gọi nó là 'ong bắp cày giết người' hoặc 'ong bắp cày châu Á'", bà Alleyne nói.

"Nghe cảm giác thật tệ, chúng ta cần đưa ra các quy tắc tốt hơn cho các tên phổ biến", bà thừa nhận.

Châu Á thì có thể hiểu được, nhưng tại sao phải tránh chữ "giết người"?

"Từ 'giết người' khơi dậy nỗi sợ hãi và đó là điều cần phải tránh", bà Alleyne nói.

“Ong bắp cày giết người” tạo ra quá nhiều sự cuồng loạn đến nỗi những người ở xa như Pennsylvania sẽ gửi bất kỳ loại ong bắp cày nào đến để xác định xem có phải là nó không bởi vì họ rất sợ. Đồng thời, đây cũng là một cách gọi sai. Ong bắp cày không thực sự tấn công con người, nó không giết người. Nhưng nó lại là điều khủng khiếp đối với ong mật - giống như nó sẽ xâm chiếm đàn ong mật và giết chết tất cả chúng. Đó là lý do tại sao nó được coi là sát nhân. Nhưng vì lý do nào thì đây đó không phải cái tên hay để dùng khi nói chuyện với công chúng.

Bởi vì ngay khi chỉ là sự vô tình thì nó cũng có thể góp phần tạo nên suy nghĩ chống người châu Á, người dân đảo Thái Bình Dương hoặc người Mỹ gốc Á. Đó thực sự là một vấn đề khi sự phân biệt đối xử ngày càng tăng đối với các nhóm người này và ESA không muốn góp phần vào điều đó. Nếu một số loài côn trùng mà mọi người coi là rất đáng sợ và nguy hiểm thì chúng sẽ được coi là của cả một nhóm người. Hiệp hội này không muốn sử dụng bất kỳ ký hiệu địa lý nào trong tên chung, chủ tịch ESA nói.

Bài liên quan
Điều kỳ lạ của côn trùng
Trên hành tinh của chúng ta đã xác định được khoảng 1 triệu loài côn trùng đang sinh tồn, nhiều hơn tất cả các loài động vật khác cộng lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng gọi côn trùng là 'sát nhân' nữa