"Tôi tin rằng người dân Niger sẽ đứng lên vì nền dân chủ và đi bầu cử càng sớm càng tốt khi có thể”. "Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Niger".
Sau khi cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 26/7, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại. Ankara coi Niger là đối tác quan trọng ở vùng Sahel. Niger đóng vai trò là cầu nối với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc làm sâu sắc thêm quan hệ ở các nước láng giềng trong khu vực.
Có luồng quan điểm ở Ankara cho rằng, bất ổn ở Niger có thể ảnh hưởng đến Libya, nơi Thổ Nhĩ Kỳ có sự hiện diện quân sự đáng kể. Nhiều công ty Thổ Nhĩ Kỳ cũng làm ăn ở Libya.
Trong các cuộc biểu tình phản đối Pháp, đám đông ủng hộ chính quyền quân sự Niger đã mang theo cờ Nga và cờ Thổ Nhĩ Kỳ - hai quốc gia được coi là thân thiện nhất với Niger.
Nga đã lên án cuộc đảo chính ở Niger nhưng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh sử dụng vũ lực và ưu tiên giải quyết bất đồng thông qua đàm phán.
Hôm 18/8, các lãnh đạo quân sự ECOWAS đã nhất trí "ngày can thiệp" vào Niger nhưng không cho biết thời điểm cụ thể. Burkina Faso, quốc gia láng giềng ủng hộ chính quyền quân sự, cảnh báo ECOWAS có thể can thiệp vào Niger bất cứ lúc nào.