Theo quy định tại Úc và New Zealand, MRLs cho phép tối đa là 20mg/kg đối EO và 2-CE trong thực phẩm cho đến năm 2001, tuy nhiên nó đã được dỡ bỏ dần và hiện tại chỉ áp dụng với một số lượng hạn chế các ngành công nghiệp sử dụng EO trong kỹ thuật hun trùng loại bỏ mầm bệnh từ thảo mộc và gia vị.
Theo quy định của Hàn Quốc, sau sự việc cũng liên quan đến 2-CE của Công ty Nongshim ở Châu Âu, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm đã áp dụng tạm thời giá trị hàm lượng 2-CE đối với sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, hải sản và thực phẩm chế biến là từ 30 ppm trở xuống, và giá trị tiêu chuẩn đối với các sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh là từ 10 ppm trở xuống.
Một số các quốc gia khác tại châu Á, không đặt ra các giới hạn rõ ràng về hàm lượng EO và 2-CE trong thực phẩm, và điều này tương tự tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cơ thể con người sẽ không hấp thụ hoàn toàn lượng 2-CE được đưa vào, phần lớn sẽ được đào thải ra bên ngoài, mức hấp thụ hàng ngày ước tính chỉ là 0,3% đối với mọi lứa tuổi và 0,8% cho lứa tuổi từ 3-6 tuổi. Nghĩa là nếu ăn vào một lượng là 100mg 2-CE thì cơ thể chỉ hấp thụ 0,3 mg. Ngưỡng an toàn cho cơ thể người khi hấp thụ đối với 2-CE là 0,824mg/kg thể trọng mỗi ngày. Ví dụ: Một người 50kg thì ngưỡng 2-CE an toàn hấp thụ mỗi ngày là khoảng 41,2mg.
Thực tế người ta đánh giá rằng không có tác hại nào xuất hiện ngay cả khi cơ thể người hấp thụ 2-CE. Chất này chỉ ảnh hưởng đến cơ thể con người khi lượng hấp thụ vào cơ thể vượt 100% so với ngưỡng an toàn và thông thường chỉ thấy khi phơi nhiễm với hóa chất 2-CE (tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…) ở hàm lượng rất cao, khác với 2-CE trong thực phẩm.
Tổng kết
Thực tế, các quy định về hàm lượng 2-CE trong thực phẩm tại các quốc gia trên thế giới là khác nhau. Tại châu Á, đa phần hiện nay các quốc gia đều chưa có quy định về hàm lượng giới hạn cho thực phẩm. Do vậy, không nên lo lắng vì việc có dư lượng của 2-CE trong các sản phẩm thực phẩm hiện nay.
Tham khảo thêm thông tin tại: Những thực phẩm nào có thể chứa Ethylene oxide?
Tài liệu tham khảo: