Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Công nói thêm: “Những người có tiền sử gia đình có người từng bị đột quỵ cũng sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn”. Đây là yếu tố không thể thay đổi được.
Những yếu tố kể trên cũng chính là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người không mắc bệnh này.
Làm gì để phòng ngừa đột quỵ và biến cố tim mạch ở người trẻ?
Bác sĩ Công cho biết để phòng ngừa biến cố tim mạch cũng như đột quỵ ở người trẻ, mọi người cần hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồng thời nên hạn chế chế biến thực phẩm theo kiểu chiên, rán.
Thêm vào đó, cần hạn chế ngồi quá lâu một chỗ và nên vận động thường xuyên hơn. Một điểm lưu ý khác đó là lên kế hoạch làm việc, sinh hoạt khoa học hơn, tránh thức đêm nhiều.
Tránh hút thuốc lá cũng là điều quan trọng để tránh xa nguy cơ đột quỵ hoặc biến cố tim mạch.
Cuối cùng, bác sĩ nhấn mạnh sự cần thiết của việc định kỳ tầm soát sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để có can thiệp kịp thời về lối sống hoặc y khoa nhằm bảo vệ sức khỏe tổng thể, phòng ngừa các biến cố không đáng có về sức khỏe.