Giáo dục đại học chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện

20/11/2023, 17:47
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã giúp giáo dục đại học (GDĐH) có chuyển biến tích cực cả về chất lượng, hiệu quả và mức độ tiếp cận của người dân. Ngày càng có nhiều cơ sở GDĐH Việt Nam lọt vào các bảng xếp hạng uy tín quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo bà, những tồn tại, hạn chế cũng nhưng thách thức chính đối với GDĐH thời gian qua là gì?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Đánh giá chung giai đoạn 2013 - 2022, hệ thống GDĐH Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc nhưng chưa đủ tầm bứt phá để thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Cụ thể, các chỉ số chính của hệ thống về quy mô đào tạo, năng lực đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công nghệ đều còn thấp, đặc biệt là nguồn lực đầu tư công và tư đều rất thấp so với khu vực và thế giới. Mạng lưới cơ sở GDĐH chậm được quy hoạch, sắp xếp; một số cơ sở GDĐH hoạt động kém hiệu quả; việc tiếp cận đại học ở một số vùng, địa phương còn khó khăn. Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và chất lượng đào tạo chưa theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của người học thế hệ mới; sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trở thành điểm nghẽn lớn trong thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Vậy đâu sẽ là đòn bẩy, giải pháp để GDĐH tiếp tục thực hiện sứ mệnh đổi mới căn bản toàn diện trong giai đoạn tiếp theo, thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 29/NQ-TW, chúng tôi cho rằng rất cần thiết ban hành nghị quyết mới riêng cho GDĐH, trong đó nhấn mạnh các chủ trương, định hướng và nhiệm vụ giải pháp cho GDĐH.

Giải pháp đòn bẩy, trọng yếu nhất chính là việc đầu tư đủ nguồn lực và phân bổ nguồn lực hiệu quả. Trong đó, cần quan tâm hoàn thiện các thể chế, chính sách đồng bộ đối với GDĐH; quan tâm đầu tư đột phá các nguồn lực cho GDĐH. Đặc biệt là có lộ trình nâng tỉ trọng ngân sách Nhà nước chi cho GDĐH tính trên GDP đạt mức trung bình của các nước trong khu vực, để đầu tư công dẫn dắt đầu tư khối tư nhân và toàn xã hội.

Theo tôi, cần có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở GDĐH, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế; phát triển một số ngành đặc thù, một số cơ sở GDĐH có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

Bên cạnh đó, tăng cường hoàn thiện cơ chế phân bổ, đầu tư cho các cơ sở GDĐH, nhất là cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo theo quy định của Nhà nước và phương thức phân bổ ngân sách dựa trên chuẩn kết quả đầu ra. Theo đó, bảo đảm tỉ trọng ngân sách Nhà nước chi cho nghiên cứu, phát triển tại các cơ sở GDĐH tương xứng với năng lực và kết quả hoạt động nghiên cứu, phát triển.

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/giao-duc-dai-hoc-chuyen-bien-manh-me-toan-dien-102231120154132375.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/giao-duc-dai-hoc-chuyen-bien-manh-me-toan-dien-102231120154132375.htm
Bài liên quan
Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục đại học chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện