Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh cả trên ‘không gian ảo’

Long Anh - Minh Sơn | 26/10/2022, 06:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh khi sử dụng mạng xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Do đó, hàng năm, nhà trường đều thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, ứng xử văn hóa và kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời, hướng dẫn học sinh sử dụng mạng xã hội hiệu quả; thời gian sử dụng mạng xã hội, ứng xử văn minh trên mạng, các hình thức lừa đảo qua mạng.

Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội

Thực tế cho thấy, nhiều học sinh khi đã biết sử dụng mạng xã hội an toàn đã sử dụng trang mạng cá nhân và mạng xã hội để tạo ra hiệu ứng tốt cho quá trình học tập của bản thân như giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, chia sẻ kỹ năng sống, khai thác tư liệu phục vụ học tập và học trực tuyến... Các em đã tỏ ra khá thuần thục và có những kỹ năng cơ bản khi sử dụng mạng xã hội với mục đích đúng đắn và mang lại hiệu quả thiết thực cho bản thân.

Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì, liên tục và thường xuyên. Vì vậy rất cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục kỹ năng sống, nhận thức chính trị, pháp luật, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các em.

Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh cả trên ‘không gian ảo’ ảnh 2
Trường THCS Cao Xá rèn học sinh lối sống lành mạnh ở cả đời thực và trên “không gian ảo”.

Các trường học cần nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trường học, đặc biệt là nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tâm huyết, theo sát học sinh trong giao tiếp, ứng xử và sử dụng mạng xã hội.

Xây dựng và duy trì hoạt động của các kênh nắm bắt thông tin, dư luận thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán sự lớp trên các nhóm zalo, facebook. Đây là nơi phản ánh thông tin nhanh, trực tiếp từ nhà trường tới giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Trên các kênh này, học sinh, phụ huynh học sinh được tương tác trực tiếp, trao đổi ý kiến thông qua các bình luận. Nhà trường cũng tiếp nhận được những thông tin đa chiều phục vụ cho công tác quản lý, nắm bắt tâm lý, dư luận từ học sinh, phụ huynh học sinh.

Đồng thời, nhà trường cũng cần xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, công an khu vực và chính quyền địa phương nơi trường đóng.

“Việc định hướng cho học sinh sử dụng mạng xã hội an toàn giúp học sinh nhà trường có cái nhìn đúng đắn, có lối sống lành mạnh, biết phân biệt cái tốt cái xấu, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, mặt trái của mạng xã hội”, cô Hồ Thị Lê - Hiệu trưởng Trường THCS Cao Xá cho biết.

Nhà giáo Trần Thị Bình, Hiệu trường Trường THCS Hùng Vương: Quy định về sử dụng mạng xã hội được đưa vào nội quy của lớp, của trường trong đó nêu rõ những nội dung học sinh không được đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội cũng như các hình thức xử lí để các em nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân trong mỗi hành động của mình.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-dao-duc-loi-song-hoc-sinh-ca-tren-khong-gian-ao-post612705.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-dao-duc-loi-song-hoc-sinh-ca-tren-khong-gian-ao-post612705.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh cả trên ‘không gian ảo’