Giáo dục vùng khó khoác 'áo mới'

02/07/2023, 16:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việc triển khai linh hoạt, hiệu quả Nghị quyết 29 của Trung ương đã mang lại diện mạo mới cho giáo dục vùng khó…

Cô giáo Trương Thị Liên, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Không chỉ thuộc vùng đặc biệt khó khăn, học sinh theo học tại trường hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế giao tiếp tiếng Việt. Bởi vậy, nhiều năm nay, trường xác định muốn “mở khóa” cho công tác giáo dục thì trước tiên phải làm tốt nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

Giáo dục vùng khó khoác 'áo mới' ảnh 2

Học sinh Trường Tiểu học Ẳng Tở, huyện Mường Ảng học Tiếng Anh trên máy tính.

Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường bị hạn chế, đồ dùng đồ chơi chưa đảm bảo. Trong khi đó lại có nhiều điểm lẻ nằm rải rác và cách xa nhau. Trước thực trạng trên, ngoài việc quan tâm bồi dưỡng, nâng cao khả năng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ giáo viên, nhà trường đã chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục.

“Thông qua các cuộc họp phụ huynh, trao đổi giữa giáo viên với cha mẹ trẻ, chúng tôi huy động bà con ủng hộ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, như: Gỗ, tre, đá, lốp xe… Đồng thời, đóng góp ngày công cùng giáo viên thiết kế sân chơi, khuôn viên trường lớp… Chú trọng không gian tiếng Việt”, cô Liên cho hay.

Ngoài ra, thông qua các kênh mạng xã hội, nhà trường đã viết thư ngỏ kêu gọi tài trợ kinh phí, hiện vật (xi măng, sách, truyện…) để xây dựng môi trường giáo dục. Từ việc sửa chữa, xây mới phòng học, sân trường; lắp đặt hệ thống điện, nước…

Hiện nay, cùng với điểm trung tâm, 16/16 điểm lẻ của nhà trường đều đảm bảo về cơ sở vật chất (lớp học 3 cứng, bếp ăn, sân chơi ngoài trời), đồ chơi, đồ dùng dạy học… Đặc biệt, các không gian đều được ưu tiên hình ảnh, chữ cái giúp phát triển tiếng Việt cho trẻ.

Cần thêm nguồn lực để đổi mới bền vững

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, hàng loạt mô hình, điểm sáng đã góp phần làm khởi sắc cho giáo dục vùng khó Điện Biên. Đánh giá tại Hội nghị tổng kết vừa được địa phương tổ chức cho thấy, chất lượng giáo dục các cấp học đã được cải thiện rõ nét. Đặc biệt là giáo dục toàn diện cho học sinh.

Tuy nhiên, những kết quả trong phát triển vẫn được đánh giá là chưa bền vững. Công tác phát triển quy mô trường, lớp ở một số đơn vị chưa đồng đều. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ chưa đạt kế hoạch. Cụ thể, theo Nghị quyết số 14 của Tỉnh ủy Điện Biên, mục tiêu huy động trẻ 0 - 2 tuổi ra lớp phải đạt 50%. Trong khi thực tế hiện nay đạt 48,9%.

Tại trung tâm một số cụm xã chưa thành lập được trường THPT. Điều này ảnh hưởng đến việc huy động học sinh tốt nghiệp THCS học lên THPT. Thống kê hiện có 73,7% thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15 - 18 đã và đang học chương trình GDPT hoặc GDTX cấp THPT và tương đương. (chưa đạt mục tiêu nghị quyết). Ngoài ra, việc mở rộng, nâng cấp quy mô các Trường PTDTNT chưa chưa đảm bảo để đáp ứng mục tiêu trên 10% học sinh người dân tộc thiểu số…

Giáo dục vùng khó khoác 'áo mới' ảnh 3

Giờ học Góc địa phương của cô và trò Trường Mầm non Sính Phình, huyện Tủa Chùa.

Để đảm bảo đổi mới giáo dục toàn diện và bền vững, Điện Biên kiến nghị nâng mức hỗ trợ học sinh bán trú từ 40% lên 60% mức lương cơ sở và từ 80% lên 100% đối với học sinh nội trú. Kéo dài thời gian hưởng chính sách về học phí, hỗ trợ học tập đối với học sinh tại xã đặc biệt khó khăn mới được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.

Theo thống kê, trung bình hàng năm địa phương này thiếu trên 1.000 giáo viên mầm non. Trong khi đó số trẻ đến trường ngày càng gia tăng (trung bình mỗi năm tăng hơn 2.000 trẻ). Do vậy, tỉnh kiến nghị các bộ, ngành liên quan quan tâm bổ sung biên chế. Đặc biệt là phân bổ nguồn bổ sung giáo viên theo Quyết định số 72 của Bộ Chính trị ưu tiên cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, mức hỗ trợ 450.000 đồng/tháng đối với giáo viên mầm non dạy ở các điểm trường lẻ, dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ trong bối cảnh hiện tại theo nhiều giáo viên là chưa đảm bảo. Dựa trên cơ sở tính toán, cân đối, địa phương kiến nghị nâng mức hỗ trợ này lên bằng 40% mức lương cơ sở. Bổ sung chính sách hỗ trợ kinh phí đi lại đối với giáo viên dạy điểm lẻ, điểm bản bằng 50% mức lương cơ sở; chính sách hỗ trợ cán bộ, giáo viên công tác tại các trường có học sinh bán trú…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-vung-kho-khoac-ao-moi-post645158.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-vung-kho-khoac-ao-moi-post645158.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục vùng khó khoác 'áo mới'