Đầu tiên, ông Hick đẩy bài luận nghi ngờ vào phần mềm do các nhà sản xuất ChatGPT tạo ra, nhằm xác định xem văn bản đó có phải do AI tạo ra hay không. Tuy nhiên, không giống phần mềm kiểm tra đạo văn khác, phần mềm nói trên không đưa ra trích dẫn nào.
Sau đó, ông Hick cũng thử viết một bài luận bằng cách hỏi ChatGPT một loạt câu hỏi mà ông cho rằng học sinh của ông đã sử dụng. Tuy nhiên, ông chỉ nhận được những câu trả lời tương tự, không có câu trả lời trùng khớp hoàn toàn bởi công cụ này tạo ra các câu trả lời được cho là duy nhất.
Cuối cùng, vị giáo sư trợ lý yêu cầu gặp trực tiếp sinh viên - người đã sử dụng ChatGPT để viết bài luận - và đánh trượt sinh viên này ở môn học đó. Người này cũng phải chịu hình thức xử lý từ hiệu trưởng nhà trường.
Ông Hick lo ngại ngày càng nhiều trường hợp gian lận bằng AI nhưng không bị phát hiện hay chứng minh gian lận được. Điều này gây khó khăn cho các giảng viên. Hiện tại, ông Hick đang áp dụng phương pháp kiểm tra miệng đột ngột các sinh viên bị nghi ngờ.
"Không khó như việc phải thuyết phục ai đấy viết luận giùm, việc sử dụng ChatGPT vừa nhanh vừa miễn phí. Điều này đáng lo ngại", ông Hick nói.
Đáng sợ hơn, ông Hick nhận định khi ChatGPT tiếp tục được cập nhật thông tin, những bất thường trong bài luận sẽ càng ít bị phát hiện.
"Đây là phần mềm được cập nhật, trong một tháng, nó sẽ 'thông minh hơn', tương tự với một năm hay nhiều năm. Bản thân tôi cảm thấy kinh hoàng với điều này, nó sẽ tác động lớn đến công việc của tôi. Tuy nhiên, nó cũng là phần mềm hấp dẫn", vị giáo sư trợ lý nói.