Giáo viên biệt phái như 'sứ giả' lan tỏa bài học hay

11/09/2023, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giáo viên biệt phái được coi như “sứ giả” lan tỏa những kinh nghiệm hay, bài học quý cho ngôi trường mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Sở cũng đề nghị với các địa phương thực hiện nghiêm túc, đúng, đủ kịp thời các chế độ, chính sách với giáo viên biệt phái như: Phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu… với những giáo viên được biệt phái về vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

“Ngoài ra, chúng tôi yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện chi trả tiền thừa giờ với những giáo viên biệt phái. Đây cũng là giải pháp nhằm động viên, khích lệ thầy, cô nhận nhiệm vụ biệt phái, để họ không cảm thấy bị đi biệt phái”, ông Dương nhấn mạnh.

Năm học 2022 - 2023, tỉnh Cao Bằng biệt phái hơn 20 giáo viên đến một số vùng đặc biệt khó khăn để dạy học. Từ kinh nghiệm năm học trước, ông Dương cho hay, năm học này, Sở tiếp tục có chủ trương tổ chức biệt phái giáo viên, nhằm giải quyết tình thế thiếu giáo viên ở một số cơ sở giáo dục, nhất là với những vùng đặc biệt khó khăn.

“Trên cơ sở báo cáo thực trạng của các địa phương, chúng tôi mới quyết định về số lượng. Dự kiến đầu năm học, hoặc muộn nhất hết kỳ I, chủ trương biệt phái giáo viên sẽ được triển khai”, ông Dương thông tin.

Từ năm 2020 - 2022, tỉnh Thanh Hóa thực hiện biệt phái 187 giáo viên. Dự kiến, năm học này Sở GD&ĐT tiếp tục biệt phái 60 giáo viên. Thời gian biệt phái được thống nhất trong toàn tỉnh ở tất cả các cấp học. Cụ thể, biệt phái trong huyện là 3 năm, biệt phái ra ngoài huyện là 2 năm.

Theo ông Nguyễn Văn Thức - Giám đốc Sở GD&ĐT (đại biểu Quốc hội), biệt phái giáo viên góp phần giải quyết tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên, giảm bớt khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong điều kiện biên chế còn thiếu so với định mức.

Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai, ông Thức cho rằng, biệt phái giáo viên là giải pháp tình thế nhưng cần đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho các thầy, cô. Các địa phương xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên hết chỉ tiêu biên chế được giao để bổ sung đội ngũ giáo viên còn thiếu.

Tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành liên quan tham mưu với UBND, HĐND tỉnh quyết định số lượng chỉ tiêu hợp đồng lao động để các địa phương chủ động trong việc hợp đồng lao động làm giáo viên tại các cơ sở giáo dục.

“Trong thời gian tới, cần bổ sung thêm biên chế giáo viên cho tỉnh để phân bổ về các địa phương, giúp các địa phương có điều kiện tuyển dụng, bổ sung đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong tỉnh”, ông Thức đề xuất.

Cần ưu tiên, cân nhắc bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo với những giáo viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ biệt phái. Ảnh: Đại Dương ảnh 2
Cần ưu tiên, cân nhắc bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo với những giáo viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ biệt phái. Ảnh: Đại Dương

Cần chính sách riêng cho giáo viên biệt phái

Năm học 2023 - 2024, tỉnh Tiền Giang không thực hiện biệt phái giáo viên nhưng đây cũng là phương án được Sở GD&ĐT nhắc đến trong kịch bản ứng phó tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở địa phương.

Theo ông Lê Quang Trí - Giám đốc Sở GD&ĐT, ngoài giải quyết bài toán thiếu giáo viên, Sở muốn hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực. Theo đó, nếu có chủ trương thì sẽ lựa chọn những giáo viên có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt để biệt phái đến các cơ sở giáo dục khác để lan tỏa phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.

Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang cho rằng, để thực hiện biệt phái giáo viên, cần có chế độ, chính sách ưu đãi dành riêng cho đội ngũ này. Đó không chỉ là vấn đề đãi ngộ về lương bổng mà còn là cơ hội phát triển năng lực nghề nghiệp, thăng tiến trong công việc và quan trọng nhất là môi trường làm việc thuận lợi để giáo viên được cống hiến.

Cho rằng, biệt phái là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, nhất là đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, bà Hồ Thị Minh (Đại biểu Quốc hội) cho hay, những năm qua tỉnh Quảng Trị vẫn thực hiện công tác biệt phái giáo viên. Tuy nhiên, việc này còn gặp nhiều khó khăn; nhất là biệt phái giáo viên ở đồng bằng lên miền núi.

Từ thực tế trên, bà Minh nhấn mạnh, cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ giáo viên biệt phái. Theo đó, phải điều chỉnh chính sách đối với giáo viên biệt phái; trên hết là tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, tạo được động lực để giáo viên xung phong, tình nguyện tham gia biệt phái.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ biệt phái, trở về cơ sở giáo dục (nơi trước khi đi biệt phái), cũng cần có quy định ưu tiên, có thể được cân nhắc bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo. Qua đó, tạo cơ chế thu hút, khuyến khích giáo viên thực hiện nhiệm vụ biệt phái.

Hiện nay, có thực trạng là giáo viên không “mặn mà” khi được biệt phái về phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT. Nguyên nhân chính là thu nhập giảm trong khi công việc lại nhiều.

“Chúng ta cần “bắt mạch” nguyên nhân để tháo gỡ khó khăn. Làm sao để khi biệt phái, giáo viên vẫn được hưởng các khoản phụ cấp đứng lớp, thâm niên nhà giáo…”, đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh đề xuất.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-biet-phai-nhu-su-gia-lan-toa-bai-hoc-hay-post653717.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-biet-phai-nhu-su-gia-lan-toa-bai-hoc-hay-post653717.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên biệt phái như 'sứ giả' lan tỏa bài học hay