Giáo viên dễ bị chèn ép, phải chăng học sinh Hàn Quốc đang được trao quá nhiều quyền?

Thạch Anh, | 22/08/2023, 21:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bộ Giáo dục Hàn Quốc mới đây cho biết kể từ tháng 9, giáo viên sẽ có thêm quyền trong lớp học để đối phó với những trường hợp học sinh gây khó dễ cho việc giảng dạy, học tập.

Đây là lý do tại sao một con số khổng lồ 94% giáo viên khăng khăng muốn loại bỏ thông lệ tự động tách giáo viên bị tố cáo khỏi học sinh hoặc đuổi việc chỉ dựa trên những cáo buộc vô lý về lạm dụng trẻ em.

Mặt khác, hỗ trợ pháp lý và hành chính cho những giáo viên bị ngược đãi và vu cáo trên thực tế là không mấy hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục để giáo viên tự bảo vệ mình trước mọi khiếu nại, lạm dụng và kiện tụng. Mặc dù Bộ Giáo dục cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho giáo viên, dịch vụ này thường thiếu nhân viên và không hiệu quả.

"Khi tôi mới trở thành giáo viên, rất nhiều người khuyên tôi nên đăng ký bảo hiểm tư nhân để trang trải các khoản phí pháp lý có thể xảy ra trong tương lai", Cha nói.

Khi quyền của giáo viên bị vi phạm, hiệu trưởng thường tìm cách lấp liếm vụ việc. Ví dụ, hai giáo viên cùng trường đã tự tử vào năm 2021 do bị phụ huynh quấy rối thường xuyên. Trước khi qua đời, một người đã đệ đơn từ chức, nhưng bị trường từ chối. Người còn lại bị quấy rối bởi một phụ huynh đòi bồi thường cho vết thương tự gây ra của con họ. Nhà trường buộc giáo viên phải chịu trách nhiệm một mình và nói rằng cái chết của họ là "tai nạn do lý do cá nhân".

99% giáo viên nói rằng họ là nạn nhân của một số hình thức đối xử bất công và hơn 1/4 trong số họ đã tìm cách điều trị tâm thần.

Các cuộc biểu tình chưa từng có của giáo viên và sự phẫn nộ của công chúng đã thúc đẩy một loạt các lời hứa và thảo luận của chính phủ. Vào ngày 1 tháng 8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol kêu gọi Bộ Giáo dục chú ý đến tiếng nói của giáo viên.

Yêu cầu của họ là hệ thống hóa phạm vi các hành vi chỉ dẫn đúng đắn của họ, nhằm bảo vệ giáo viên khỏi những cáo buộc vô lý về lạm dụng trẻ em; có biện pháp răn đe, xử phạt đối với phụ huynh, học sinh hành hung, vu khống giáo viên; xác định một cách hợp pháp các khiếu nại ác ý và coi chúng là hành vi bạo lực; và viết lại các quy định về quyền của học sinh để chúng phản ánh không chỉ các quyền bất khả xâm phạm của học sinh mà còn cả nhiệm vụ và trách nhiệm của các em.

Các sửa đổi pháp lý cũng đang được chuẩn bị. Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền và Đảng Dân chủ đối lập đã tìm thấy điểm chung về phản ứng hợp lý của giáo viên trước các cáo buộc lạm dụng trẻ em, để bảo vệ quyền giảng dạy của họ và bảo vệ họ khỏi bị lạm dụng.

"Chúng tôi không nói rằng học sinh nên bị tước quyền và thụ động. Chúng tôi đang nói rằng quyền của chúng tôi cũng cần được bảo vệ. Chúng tôi chỉ muốn có thể giảng dạy và chăm sóc học sinh của mình", Cha cho biết.

Pháp lệnh quyền học sinh sẽ phải thay đổi?

Hồi cuối tháng 7, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Lee Ju-ho ghi nhận số lượng ngày càng tăng các trường hợp học sinh có hành vi gây rối nghiêm trọng trong lớp học.

Ông Lee cho biết trong cuộc họp với các giáo viên tại Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc: "Năm ngoái, các trường học đã phải xem xét và xử lý hơn 3.000 trường hợp vi phạm hoạt động giáo dục như vậy. Các hành vi vi phạm ngày càng đa dạng và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng".

Giáo viên dễ bị chèn ép, phải chăng học sinh Hàn Quốc đang được trao quá nhiều quyền? - Ảnh 3.

Bộ trưởng Lee Ju-ho trong cuộc họp gần đây với Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc.

Bộ trưởng nói thêm: "Các lớp học đang gãy đổ vì quyền của học sinh được ưu tiên và đề cao quá mức. Những lời khen ngợi và khuyến khích chính đáng được coi là sự phân biệt đối xử đối với các học sinh khác, điều này bị cấm theo sắc lệnh về quyền của học sinh. Và vì chính sách bảo vệ quyền riêng tư quá mức, giáo viên gặp khó khăn trong việc tích cực tham gia tư vấn cho học sinh và đôi khi giáo viên còn bị lạm dụng thể chất (bởi học sinh)".

Tuy nhiên, bộ trưởng nói thêm rằng những thay đổi với hệ thống quyền học sinh sẽ phải được xem xét cùng các lãnh đạo ngành giáo dục.

Vào tuần trước, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cũng cho biết giáo viên sẽ được trao thêm quyền trong lớp học, chẳng hạn như yêu cầu những học sinh gây rối ra khỏi lớp, tịch thu điện thoại di động nếu ảnh hưởng tới việc học, và đề xuất hình phạt với hiệu trưởng.

Đặc biệt, những trường hợp khẩn cấp, giáo viên sẽ được phép sử dụng biện pháp cưỡng chế học sinh gây rối nếu học sinh đe dọa thể chất đối với giáo viên hoặc học sinh khác và các nỗ lực kỷ luật bằng lời nói không có tác dụng. Hiện tại, việc sử dụng vũ lực đối với học sinh bị cấm theo sắc lệnh về quyền của học sinh.

Nguồn: The Diplomat, JoongAng

Theo Phụ nữ Việt Nam
https://phunuvietnam.vn/giao-vien-de-bi-chen-ep-phai-chang-hoc-sinh-han-quoc-dang-duoc-trao-qua-nhieu-quyen-20230822144751947.htm
Copy Link
https://phunuvietnam.vn/giao-vien-de-bi-chen-ep-phai-chang-hoc-sinh-han-quoc-dang-duoc-trao-qua-nhieu-quyen-20230822144751947.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên dễ bị chèn ép, phải chăng học sinh Hàn Quốc đang được trao quá nhiều quyền?