Giáo viên trở thành người trông trẻ

Vân Huyền | 30/10/2022, 08:26
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngoài khối lượng công việc, vấn đề lớn nhất của giáo viên là ứng phó với phụ huynh.

“Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của giáo viên bằng cách tôn trọng thời gian và không gian cá nhân, giảm thiểu giao tiếp không quan trọng ngoài giờ hành chính. Phụ huynh và công chúng cũng có thể hợp tác chặt chẽ với giáo viên để thiết lập mối quan hệ tích cực. Đồng thời, đặt ra kỳ vọng phù hợp về trách nhiệm của giáo viên đối với sự phát triển của con em chúng ta”, Bộ Giáo dục cho biết.

Đối với nữ giáo viên Mandy, công việc tiếp tục kéo dài sau giờ học chính thức. Thậm chí, cô Mandy phải tắt thông báo điện thoại, khi học sinh và phụ huynh thường gửi tin nhắn vào nửa đêm.

“Tình trạng đó bắt đầu từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Thời điểm đó, chúng tôi phải giữ liên lạc với học sinh trong khi giãn cách ở nhà. Cách duy nhất để làm như vậy là trò chuyện nhóm và điều đó có nghĩa là giáo viên phải cung cấp số điện thoại cho tất cả học sinh”, cô Mandy chia sẻ. Nữ giáo viên cũng lưu ý rằng, việc kỷ luật học sinh hiện nay khó hơn.

Bởi, phụ huynh thường từ chối đứng về phía giáo viên. “Các phụ huynh sẽ khăng khăng rằng, con họ đúng hơn những người lớn chuyên nghiệp khác trong trường. Đó luôn là lỗi của giáo viên hoặc nhà trường... Điều này khiến học sinh khó bị kỷ luật vì các em không phải chịu hậu quả ở nhà”, cô Mandy nói thêm.

Giáo viên trung học Germaine - người đã giảng dạy gần bốn thập kỷ, than thở về việc “kỷ luật trong trường học đã giảm sút nghiêm trọng” trong những năm qua. Bà nói: “Những năm trước đây, việc kỷ luật bọn trẻ đơn giản hơn nhiều”. Trong khi đó, giáo viên Sandra cảm thấy rằng, hầu hết trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức và khiến giáo viên không thể kỷ luật học sinh.

Một số giáo viên cũng nhận thấy, sự tôn trọng của phụ huynh đối với họ đã giảm dần trong những năm qua. Điều đó cũng ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đối với giáo viên. Mr Ng - một giáo viên tiểu học có kinh nghiệm 15 năm, cho biết: “Giờ đây, những nhóm trò chuyện nơi phụ huynh từng chia sẻ về thông tin học tập của trẻ, đang được sử dụng để nhận xét về trải nghiệm tồi tệ với giáo viên. Điều đó làm giảm sự tôn trọng của họ đối với giáo viên”.

Ông nói thêm rằng, sự gia tăng việc sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đối với trẻ em cũng khiến nhiều học sinh có hành vi xấu.

Để hỗ trợ, Bộ Giáo dục Singapore đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn để các trường xây dựng chính sách, cũng như phương pháp tiếp cận kỷ luật. “Khi giáo viên gặp sự cố phản kháng lộ liễu, họ sẽ được hỗ trợ bởi lãnh đạo nhà trường và đội quản lý học sinh”, Bộ thông báo. Ngoài ra, các giáo viên cũng được đào tạo về quản lý lớp học, bao gồm cả việc trang bị kỹ năng giải quyết khi học sinh có “hành vi gây rối”.

Bộ Giáo dục cũng cung cấp cho giáo viên giáo viên Singapore sự hỗ trợ về phát triển chuyên môn trong việc tăng cường mối quan hệ với học sinh. “Mặc dù vậy, kỷ luật hiệu quả chỉ có thể thực hiện được khi có sự hỗ trợ của phụ huynh - những người đóng vai trò quan trọng trong việc thấm nhuần và củng cố các giá trị cũng như hành vi đúng đắn ở con em họ. Nhà trường sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phụ huynh để hỗ trợ học sinh một cách toàn diện”, Bộ Giáo dục nhấn mạnh.

Phụ huynh là “khách hàng”?

Giáo viên trở thành… người trông trẻ ảnh 2
Nhiều giáo viên được kỳ vọng trở thành 'người trông trẻ'.

Trớ trêu thay, ngay cả khi sự tôn trọng với giáo viên dường như giảm, thì kỳ vọng của phụ huynh lại tăng. Họ muốn giáo viên đóng vai trò là “người trông trẻ” hoặc áp dụng các phương pháp giảng dạy tùy chỉnh cho từng học sinh. Điều đó cũng có nghĩa là các nhà giáo dục sẽ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng kỳ vọng đó.

Đối với giáo viên tiểu học Mabel, phạm vi công việc của bà thậm chí còn mở rộng sang việc trở thành cố vấn cho phụ huynh. “Việc giảng dạy đã thay đổi rất nhiều kể từ khi tôi bắt đầu đứng lớp vào năm 1996, nhưng chủ yếu là do phụ huynh. Khi Bộ Giáo dục bắt đầu chú trọng hơn vào sự tham gia của phụ huynh, giáo viên phải đối phó với một số người có thể khiến chúng tôi căng thẳng”, nữ giáo viên chia sẻ.

Mặc dù có những thách thức đối với phụ huynh, giáo viên không thể coi nhẹ. Bởi, điều đó có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá hằng năm của họ. Tuy nhiên, mức độ đánh giá được đưa ra dựa vào người quản lý của giáo viên. Một số phụ huynh sẽ so sánh số lượng bài tập về nhà, chính tả, cách giáo viên sử dụng công nghệ trong lớp học và hơn thế nữa.

Điều đó buộc giáo viên phải làm nhiều hơn nữa để tránh sự giận dữ của phụ huynh. “Họ sẽ nói: Giáo viên này đã làm điều gì đó, tại sao bạn không thể? Thật khó để nói bất cứ điều gì có thể đáp lại những phụ huynh như vậy. Các phụ huynh cũng giống như khách hàng của chúng tôi. Nếu giáo viên không làm cha mẹ học sinh hài lòng, họ sẽ phàn nàn cho đến khi chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm điều đó”, bà Sandra chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-tro-thanh-nguoi-trong-tre-post613443.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-tro-thanh-nguoi-trong-tre-post613443.html
Bài liên quan
Phụ huynh một trường ở An Giang đồng thuận cao lùi giờ vào học
Trường Trung học phổ thông Tân Châu (An Giang) áp dụng mô hình lùi giờ vào học từ nhiều năm nay, được phụ huynh và học sinh đồng thuận cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên trở thành người trông trẻ