Giữ chân trò nghèo ở vùng cao Lai Châu

Hà Thuận | 19/04/2023, 08:27
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trường phổ thông DTBT THCS Nậm Pì đã linh hoạt giải pháp để làm tốt công tác chăm sóc bán trú. Nhờ đó, sĩ số học sinh luôn được duy trì ổn định.

Thầy Tuấn chia sẻ: “Nhà trường đã khắc phục bằng nhiều cách nhằm hạn chế việc giảm số tiền ăn trung bình trong một ngày của học sinh để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho các em. Nếu như bình thường, phải trích tiền mua củi để đun nấu từ tiền ăn của học sinh thì hiện tại nhà trường đã tự túc nguồn củi đun đó bằng việc cho học sinh đi lấy củi ở khu vực gần trường hay phụ huynh đóng góp”.

Bên cạnh đó, nhà trường đã hướng dẫn học sinh tăng gia trồng rau, chăn nuôi để bổ sung nguồn thực phẩm cho các bữa ăn bán trú của mình.

Hạn chế tác động của hủ tục

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì các tập tục, phong tục, hủ tục là khá phổ biến. Với hình thức và mức độ ảnh hưởng khác nhau đã gây không ít khó khăn cho hoạt động giáo dục tại các nhà trường.

Thầy Cao Hồng Thanh chia sẻ: “Ảnh hưởng của tập tục, hay những hủ tục ảnh hưởng ở nhiều cấp học chứ không chỉ đối với bậc học THCS. Các tập tục như cúng ma, cấm bản, làm lý, cưới xin… cùng với hoạt động sinh hoạt tôn giáo của đồng bào đã ảnh hưởng tới việc đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, đặc biệt là ngày lễ, ngày sinh hoạt tôn giáo”.

Trước thực trạng đó, nhà trường đã tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh về công tác giáo dục. Chỉ ra hậu quả của việc các gia đình cho con em nghỉ học. Cùng với đó, tổ chức nhiều hoạt động có tính tập thể, văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao…

Giữ chân trò nghèo ở vùng cao Lai Châu ảnh 3

Học sinh trồng và chăm sóc vườn rau để cải thiện bữa ăn bán trú.

“Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức giao lưu với các trường bạn. Những hoạt động thi gói bánh giầy, cỗ Tết, cỗ Trung thu huy động được học sinh tham gia… Qua đó, tạo cho các em sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tính quyết đoán, tự tin và tinh thần tập thể. – thầy Thanh nói.

Đồng thời, nhà trường tổ chức trồng rau, chăn nuôi cho các em học sinh theo từng lớp, theo kế hoạch của Liên đội. Nhờ đó, vừa tạo nguồn kinh phí để các lớp, liên đội tổ chức các hoạt động, vừa giúp học sinh thi đua lẫn nhau, rèn luyện được các kỹ năng lao động và rèn luyện sức khỏe.

Chính vì vậy, nhà trường đã triển khai quyết liệt việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng hướng nghiệp cho các em học sinh lớp 9. Qua đó, giúp các em có thể lựa chọn con đường đi đúng nhất, phù hợp với bản thân.

“Phương pháp giáo dục của nhà trường cũng rất quan trọng. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo Chương trình GDPT mới, mỗi giáo viên phải tự biết đổi mới phương pháp để khơi gợi hứng thú cho học sinh. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ , thể thao để thu hút các em tham gia. Nhờ đó, tỷ lệ chuyên cần được được duy trì ở mức cao” – thầy Thanh nói.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giu-chan-tro-ngheo-o-vung-cao-lai-chau-post635050.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giu-chan-tro-ngheo-o-vung-cao-lai-chau-post635050.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giữ chân trò nghèo ở vùng cao Lai Châu