Gỡ khó trong dạy học tiếng Pháp

Đức Trí | 07/03/2022, 14:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Toàn quốc có 35 tỉnh/thành phố giảng dạy tiếng Pháp với khoảng 38.000 học sinh theo học. Bên cạnh thuận lợi, dạy học tiếng Pháp tại Việt Nam còn không ít khó khăn cần tháo gỡ để Pháp ngữ tiếp tục phát triển.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Pháp còn thiếu và cần được tập huấn thường xuyên

Đề xuất từ thực tế

Từ quá trình triển khai, Ban chỉ đạo quốc gia về giảng dạy tiếng Pháp đã đưa ra một số đề xuất để việc dạy học tiếng Pháp thời gian tới đẩy mạnh và phát huy hiệu quả.

Trước hết, chương trình song ngữ môn tiếng Pháp cần điều chỉnh lại lớp 1, 2 tiếng Pháp là môn tự chọn, xây dựng chương trình làm quen với tiếng Pháp; Tiếng Pháp cần được coi như ngoại ngữ 1 và tăng cường thêm thời lượng, nội dung bổ trợ và nâng cao, tăng cường thêm một số năng lực phục vụ nghiên cứu và học đại học tại cộng đồng Pháp ngữ. Môn tiếng Pháp trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến 12.

Chương trình môn Toán bằng tiếng Pháp về cơ bản thực hiện theo chương trình GD phổ thông môn Toán của Việt Nam có bổ sung tích hợp thêm một số nội dung được dạy bằng tiếng Pháp và tăng thêm thời lượng, bổ sung vốn từ vựng kỹ thuật chuyên ngành toán và một số phương pháp học toán mới của Pháp…

Vấn đề đáng lưu ý khác, 3 năm gần đây việc cấp chứng nhận Pháp ngữ còn thể hiện bất cập như: thông báo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp của Việt Nam thường vào tháng 6, thậm chí tháng 7, vì vậy việc cấp chứng nhận Pháp ngữ cho học sinh song ngữ bị chậm hơn so với thời điểm học sinh đăng ký du học Pháp.

Một số học sinh học song ngữ tiếng Pháp nhưng muốn tuyển sinh vào các trường Đại học có sự dụng tiếng Anh nên không đăng ký thi tốt nghiệp môn tiếng Pháp mà đăng ký thi môn tiếng Anh dẫn tới không có điểm thi môn tiếng Pháp để được công nhận chương trình song ngữ tiếng Pháp và cấp chứng nhận pháp ngữ.

Năm 2020, nhiều học sinh thành phố Hồ Chí Minh do ảnh hưởng của Covid đã không được dự thi tốt nghệp THPT và được xét đặc cách tốt nghiệp. Vì vậy cũng không có điểm thi môn tiếng Pháp...

Từ bất cập thực tế, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Ban chỉ đạo giảng dạy tiếng Pháp đưa ra đề xuất: Điều chỉnh hình thức công nhận tốt nghiệp chương trình song ngữ kể từ năm 2022, không kiểm tra chung 1 đề; học sinh Việt Nam chỉ có 1 bằng tốt nghiệp THPT, điểm kiểm tra chương trình song ngữ được ghi vào học bạ theo các quy định của Việt Nam.

Hướng dẫn học sinh thi Delf B2 với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp. Đại sự quán Pháp hỗ trợ in chứng nhận Pháp ngữ cho học sinh đã tốt nghiệp chương trình song ngữ tiếng Pháp năm 2020-2021.

Khi triển khai chương trình và sách giáo khoa môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2 và tiếng Pháp ngoại ngữ 1 tại các trường phổ thông theo chương trình GDPT mới cần có sự hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa môn tiếng Pháp ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2 của Đại sứ quán Pháp và Cộng đồng Pháp ngữ.

Ngoài ra trong công tác tập huấn bồi dưỡng giáo viên tiếng Pháp cần tiếp tục duy trì theo các cấp học và đối tượng khác nhau…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/go-kho-trong-day-hoc-tieng-phap-iFlgSfL7R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/go-kho-trong-day-hoc-tieng-phap-iFlgSfL7R.html
Bài liên quan
Trung tâm ngoại ngữ lặng lẽ giải thể sau khi thu học phí cả nghìn người
Hàng ngàn học viên đăng ký học tại các trung tâm ngoại ngữ SAS ở TP.HCM đã đóng học phí cả chục triệu đồng mỗi người nhưng nhiều tháng qua vẫn không được học và nay trung tâm bất ngờ đóng cửa.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gỡ khó trong dạy học tiếng Pháp