Cây hạ khô thảo là một vị thuốc Đông Y phổ biến với nhiều tác dụng như: giảm huyết áp, giải độc, mát gan, lợi tiểu...
Tác dụng dược lý từ hạ thảo khô
Khả năng kháng khuẩn bất ngờ từ hạ khô thảo: Ở một thí nghiệm trên chuột, hạ khô thảo chứng minh được khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả, đặc biệt ức chế mạnh mẽ nhiều loại trực khuẩn có hại như lỵ, lao, thương hàn...
Hạ khô thảo cùng tác dụng giảm huyết áp bền vững: Tác dụng này của cây hạ khô thảo được chứng minh từ thực nghiệm: Những con thỏ bị cao huyết áp khi uống nước thuốc sắc từ hạ khô thảo có sự ổn định huyết áp.
Ở các nghiên cứu trên lâm sàng, tại một tờ báo Y học của Liên Xô, một bài viết khẳng định tác dụng hạ huyết áp của cây hạ khô thảo bền vững trên bệnh nhân đã được công bố. Theo nghiên cứu này, đại đa số bộ phận của cây đều có thể hạ huyết áp, nhưng phần có tác dụng rõ rệt và mạnh mẽ nhất là phần hoa của hạ khô thảo.
Hạ khô thảo với tiềm năng phòng chống ung thư: Đây là kết quả từ một số nghiên cứu thực nghiệm trong bước đầu: hạ khô thảo được cho là có tác dụng hạn chế sự di căn của tế bào ung thư cổ tử cung (thử nghiệm trên chuột nhắt). Tuy nhiên, công dụng này của hạ khô thảo vẫn còn đang được nghiên cứu và chưa có kết quả chính thức.
Khả năng lợi tiểu của vị thuốc hạ khô thảo: Trong thành phần hóa học của hạ khô thảo có chứa nhiều kali nitrat và acid Urosolic. Cả hai hoạt chất này đều có tác dụng lợi tiểu nổi bật. Bên cạnh đó, Acid Urosolic còn có khả năng loại bỏ phần độc tố cũng như acid uric dư thừa thông qua sự bài tiết của thận. Chính vì vậy, hạ khô thảo được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị vấn đề liên quan đến thận, thông tiêu hoặc trị vấn đề tiểu vàng.
Cây hạ khô thảo được sử dụng trong một số bài thuốc Y học cổ truyền
Vị thuốc hạ khô thảo có tác dụng gì trong điều trị bệnh?
Cây hạ khô thảo với tác dụng dược lý đa dạng, phong phú và thành phần hóa học đầy tiềm năng, vị thuốc này đã có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của Đông Y. Cụ thể hơn, hạ khô thảo được sử dụng để chủ trị các bệnh lý sau:
Bệnh lý liên quan đến da liễu: Vị thuốc hạ khô thảo có tính lạnh và khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, vì vậy, dược liệu này được ứng dụng rất nhiều trong điều trị các vấn đề ngoài da, bao gồm mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da và mắt...
Hoạt động của hệ thần kinh cải thiện đáng kể nhờ hạ khô thảo: Hoạt chất trích xuất từ cây hạ khô thảo có tác dụng an thần, giúp hệ thần kinh thư giãn nhanh chóng. Vì vậy, vị thuốc này cũng được sử dụng để cải thiện các triệu chứng căng thẳng, đau đầu, choáng váng. Tại Trung Quốc, hạ khô thảo còn được áp dụng cho trẻ em có biểu hiện tăng động.
Một số tác dụng trị bệnh khác: Nước súc miệng với thành phần chứa hạ khô thảo có khả năng hỗ trợ vấn đề như viêm họng, nhiệt miệng, chảy máu lợi. Bên cạnh đó, sử dụng lá hạ khô thảo tươi để chà xát lên da trực tiếp còn có tác dụng tiêu sưng, làm dịu vết đốt do côn trùng.
Nhìn chung, hạ khô thảo là một vị thuốc quý cần được nghiên cứu và khai thác nhiều hơn các công dụng tiềm năng, đem lại các bài thuốc Đông Y hữu ích cho bệnh nhân. Khi dùng vị thuốc hạ khô thảo để điều trị bệnh lý, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.