Theo Digi, kết quả khảo sát đã nhấn mạnh sự cần thiết trong việc hợp tác nhiều hơn nữa giữa chính phủ, ngành công nghiệp, người giám hộ, nhà giáo dục và phụ huynh. Nhờ đó, mở rộng các sáng kiến nhằm bảo vệ trẻ nhỏ tốt hơn trước rủi ro trực tuyến.
Với tiêu đề “Cuộc sống trực tuyến của trẻ em thời Covid-19: Giá trị và thách thức (2021)”, cuộc khảo sát được thực hiện với sự phối hợp của Trường Đại học Sunway từ tháng 8 đến tháng 9.
Cũng theo khảo sát, 71% người có nhiều thời gian sử dụng thiết bị công nghệ hơn kể từ đại dịch. Trong đó, 89% sử dụng điện thoại thông minh để truy cập Internet. Những người từ 12 tuổi trở lên đã dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội và các nền tảng phát video trực tuyến để cảm thấy được kết nối với bạn bè và cập nhật các xu hướng mới.
Cuộc khảo sát “Bắt nạt trên mạng và bạo lực trực tuyến ở Malaysia” vào tháng 6/2019 cho thấy, trong số 6.795 người được hỏi, 72% từng là nạn nhân của bạo lực hoặc bắt nạt trực tuyến. 30% trong số này từ 15 -19 tuổi. 80% số người được hỏi cho biết bạo lực trực tuyến xảy ra nhiều nhất trên mạng xã hội. Khoảng 61% trong số những người từ 15 - 19 tuổi cho biết từng bị bắt nạt qua các ứng dụng nhắn tin riêng tư. Khi được hỏi liệu có đường dây trợ giúp nào có thể tìm đến nếu bị bắt nạt hoặc bạo lực trực tuyến, 64% người không biết.