Rèn EQ để cân bằng IQ

Ngọc Trang | 05/02/2022, 11:36
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đích đến của việc học không phải để con đứng đầu hay xuất sắc nhất mà để con tiến bộ từng ngày. Vì vậy, đừng chỉ nhăm nhăm rèn IQ cho con để đạt được thành tích cao.

Chỉ số trí tuệ xúc cảm (EQ) là khả năng hiểu và kiểm soát ngôn ngữ cảm xúc của bản thân. EQ rất quan trọng không kém thậm chí còn hơn IQ trong nhiều trường hợp, nó giúp bé kiểm soát sự lo âu và kìm nén được cơn giận… Tất cả những điều này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở hiện tại và cả tương lai sau này. EQ không chỉ giới hạn ở sự đồng cảm, thấu hiểu người khác, mà còn bộc lộ qua trực giác, sức sáng tạo, sự năng động, kiên cường, cân bằng áp lực… Nếu như IQ học được ở sách vở và trường lớp, thì EQ được rèn luyện thông qua cuộc sống.

“Vì vậy, mỗi khi con vấp ngã hay bị điểm kém, đừng chăm chăm la rầy, mà hãy biến đó thành cơ hội để luyện cho trẻ động cơ phấn đấu. Ngay cả lúc cha mẹ gặp khó khăn trong công việc, hãy thể hiện cho con biết mình đang cố gắng vượt qua như thế nào. Điều này sẽ dạy còn biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống”, bà Hường nhấn mạnh.

Cảm xúc nên vừa đủ

EQ được xác định là quá trình xử lí cảm xúc của bản thân, sử dụng những thông tin cảm xúc này để phô bày hành động thích hợp khi có những tình huống xuất hiện. Khi người nào đó phản ứng mà không có quá trình xử lí các cảm xúc này thì hành động đó sẽ không phù hợp với cảm xúc. Theo nhiều nghiên cứu, những tội phạm nguy hiểm thường hành động theo loại này. Trẻ phạm pháp thường sống trong một gia đình không gương mẫu về đạo đức, có một tuổi thơ chìm trong bạo lực. Vì thế, trẻ không có khả năng điều khiển cảm xúc của bản thân, luôn chán nản và thiếu nhiệt tình với bất kì điều gì.

Ngày nay, với sự phát triển rộng rãi của các kênh thông tin, sự phát triển của giáo dục đem đến một sự thật rằng, bé thường có xu hướng chỉ số thông minh cao hơn chỉ số cảm xúc. Nhưng nếu cha mẹ không biết cách cân bằng sẽ khiến con dễ thất bại, nhất là với trẻ có chỉ số IQ cao nhưng EQ lại thấp. Bởi chỉ cần một thất bại nhỏ trong học tập hoặc không đạt được kì vọng thì sẽ có những suy nghĩ tiêu cực.

TS Lê Thu Thủy – Viện Nghiên cứu tâm lý trẻ em - cho rằng, nhiều cha mẹ thường chán nản khi mọi thứ không thành công ngay từ lần đầu tiên họ dạy con. Ngày nay nhiều trẻ em thường phản ứng theo cảm tính cá nhân, dễ nổi cáu và không biết kiềm chế bản thân. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn con cách tiết chế cảm xúc, hình thành lối ứng xử tốt đẹp và hòa nhập với những người xung quanh.

Cảm xúc luôn cần được tiết chế ở mọi dạng. Vui quá cũng ảnh hưởng không tốt, mà buồn quá cũng vậy, kể cả sợ hãi. Vì thế, con người cần biết điều chỉnh những cảm xúc của mình, tránh việc biểu hiện ra thành hành vi ứng xử đối với người xung quanh, cảm xúc luôn luôn phải là vừa đủ.

“Một đứa trẻ tức giận không phải là người xấu. Chẳng qua là chúng chưa thể hoặc chưa học được cách kiềm chế cảm xúc và kiểm soát bản thân. Do đó, trong quá trình giúp trẻ học các kĩ năng này, cha mẹ hãy chấp nhận những cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm với trẻ” – TS Lê Thu Thủy cho biết.

Bài liên quan
Hà Nội tạm giữ 97 phương tiện, tước 23 giấy phép lái xe
(GDTĐ) - Trong 7 ngày Tết, đã xử lý 1.047 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông , phạt tiền hơn 756 triệu đồng, tạm giữ 97 phương tiện và 745 bộ giấy tờ, tước giấy phép lái xe 23 trường hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rèn EQ để cân bằng IQ