Hiệu quả mô hình tham vấn trong phòng chống bạo lực học đường

Minh Phong | 21/12/2022, 06:46
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Phòng chống bạo lực học đường không thể nói suông mà cần sự can thiệp của gia đình, nhà trường và xã hội.

TS Hoàng Trung Học – Trưởng Khoa Tâm lý Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục – cho rằng, học sinh phải được an toàn khi đến trường. An toàn với học sinh cần sự song hành cả hai mặt về thể lý và tâm lý. Với an toàn thể lý thì cơ sở vật chất trường học giữ vai trò rất quan trọng, cần tránh tối đa tai nạn thương tích cho học sinh.

Còn an toàn tâm lý, tức là mối quan hệ giữa thầy – trò được xây dựng và vận hành trên cơ sở tình yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm cao. Ở đây, vai trò người thầy rất quan trọng. Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác, song mối quan hệ thầy trò mang tính quyết định cho việc an toàn tâm lý và hạnh phúc của học sinh khi đến trường.

Theo TS Hoàng Trung Học, các kết quả nghiên cứu nhu cầu hỗ trợ tâm lý của học sinh đều chỉ ra rằng, học sinh mong muốn được hỗ trợ tâm lý. Theo quy luật chung của con người, khi những nhu cầu cơ bản được thỏa mãn, cá nhân sẽ vươn tới những nhu cầu ở cấp độ cao hơn. Nhu cầu an toàn về tâm lý, được tôn trọng, vươn lên khẳng định mình là nhu cầu cấp cao...

Xã hội càng phát triển, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tâm lý càng lớn. Và xã hội phát triển càng làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lý hơn. Trong nhà trường, những vấn đề căng thẳng, lo âu học đường, suy giảm động cơ học tập, trầm cảm, hành vi lệch chuẩn, nghiện game… đang là mối quan ngại. Vì vậy, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh ngày càng cấp bách.

Hiệu quả mô hình tham vấn trong phòng chống bạo lực học đường ảnh 3

TS Hoàng Trung Học.

“Mặc dù còn bộc lộ nhiều hạn chế về đội ngũ cũng như cơ chế vận hành; tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, mô hình tham vấn học đường bước đầu cho thấy những chuyển biến tích cực. Mô hình tham vấn học đường bước đầu góp phần thay đổi nhận thức của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng” – TS Hoàng Trung học trao đổi, đồng thời cho rằng: Trong khuôn khổ nhất định, các thầy cô có thể giúp đỡ, hỗ trợ cho học sinh khi gặp khó khăn về vấn đề tâm lý, giúp nâng cao chất lượng giáo dục.

Như vậy, mô hình tham vấn học đường ở Việt Nam có thể chưa phải là tối ưu theo các chuẩn mực quốc tế nhưng phù hợp trong điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, bạo lực học đường cần được quy về hành vi chuẩn mực đạo đức xã hội, quy tắc ứng xử, văn hóa học đường hoặc nội quy, quy chế trong các nhà trường. Song bên cạnh đó, rất cần giáo dục từ gia đình. Theo đó, nền tảng văn hóa, sự gương mẫu của các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng, góp phần hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/hieu-qua-mo-hinh-tham-van-trong-phong-chong-bao-luc-hoc-duong-post619523.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/hieu-qua-mo-hinh-tham-van-trong-phong-chong-bao-luc-hoc-duong-post619523.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệu quả mô hình tham vấn trong phòng chống bạo lực học đường