02
Tự học là chìa khóa thành công
Sự kế thừa của nền văn minh nhân loại bắt đầu bằng việc tự học. Do đó, một người không có động lực mạnh mẽ về khả năng tự học, khó có thể trở thành một tài năng xuất chúng. Tự học dựa trên mức độ tự nhận thức cao, một số người có khả năng tự học bẩm sinh, trong khi đó hầu hết mọi người đều cần quá trình dài để phát triển khả năng đó.
Thomas Henry Huxley là một nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh. Sinh ra trong một gia đình nghèo, gia đình của không đủ khả năng để gửi ông đến trường. Vì vậy, ông bắt đầu tự học. Ông được công nhận vì sự đóng góp của mình và được Hiệp hội Hoàng gia vinh danh khi ông chỉ mới hai mươi sáu tuổi.
03
Trí nhớ là nền tảng của thành công
Trí nhớ có liên quan đến khả năng bẩm sinh, nhưng nó chủ yếu được phát triển thông qua quá trình dài trau dồi. Như nhà văn vĩ đại người Nga Gorky đã nói: "Trí nhớ giống như cơ bắp, bạn càng luyện tập, bạn càng mạnh mẽ hơn".
04
Nghệ thuật và khoa học cần song hành cùng nhau
Cựu hiệu trưởng Đại học Vũ Hán chia sẻ, ông từng là một người theo "chủ nghĩa tối cao về khoa học" và đã không đọc một cuốn tiểu thuyết nào trước tuổi 30 bởi ông cho rằng, như vậy là lãng phí thời gian. Tuy nhiên, không lâu sau ông nhận ra quan điểm đó là sai lầm và phải bù đắp kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, và cả những bài học cuộc sống vô cùng sâu sắc.
Mọi người biết đến Nobel như một nhà phát minh, khoa học vĩ đại trong thế kỷ 19, nhưng ít người biết rằng ông cũng là một nhà văn, nhà thơ và dịch giả tài năng, thành thạo năm ngôn ngữ. Và cũng ít người biết rằng, nhà hóa học Roy Hoffmann - người đã được trao giải Nobel Hóa học vào năm 1981 cho phát minh về "định luật bảo toàn đối xứng quỹ đạo", đã xuất bản nhiều bài thơ và bài tiểu luận cùng một lúc.
Do đó, bạn hãy đặt nền tảng vững chắc cho kiến thức đa lĩnh vực, bao gồm cả khoa học, nghệ thuật tự do...
Ảnh minh họa
05
Nhận thức là trạng thái học tập cao nhất
Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.
Trên thực tế, sự khác biệt giữa học tập giữa các học sinh không nằm ở điểm số, mà nằm ở sự hiện diện hay vắng mặt của hiểu biết. Nhận thức không liên quan gì đến lượng kiến thức mà bạn thu nạp được, và cũng không liên quan gì đến trình độ học vấn và bằng cấp. Một người có sự phát triển sinh lý bình thường đều có một sự hiểu biết tiềm năng cần được khai mở.
Theo Sohu, tổng hợp