Hình ảnh này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA và ESA. Nó cho thấy thiên hà xoắn UGC 9684 nằm cách chúng ta khoảng 240 triệu năm ánh sáng, trong chòm sao Boötes. Nhiều đặc điểm quan trọng của một thiên hà dạng này được nhìn thấy một cách nổi bật trong hình, trong đó có cấu trúc dạng thanh rõ nét ở gần vùng trung tâm và một quầng bao quanh đĩa thiên hà.
Dữ liệu này của Hubble thuộc về một nghiên cứu có mục tiêu là các thiên hà có chứa supernova loại II. Những vụ nổ dữ dội này có ở nhiều thiên hà khắp vũ trụ và rất hấp dẫn đối với các nhà thiên văn, và vì thế họ cần những cuộc khảo sát toàn bộ bầu trời để tìm ra những tín hiệu của chúng. Vụ nổ đã khiến các nhà thiên văn cho Hubble theo dõi thiên hà này đã diễn ra vào năm 2020, vì thế nó đã mờ đi nhiều và không thể nhìn thấy trong tấm ảnh chụp năm 2023 này.
Đáng chú ý là supernova năm 2020 không phải là lần duy nhất các nhà thiên văn quan sát được hiện tượng này ở UGC 9684. Thiên hà này đã có những sự kiện dạng supernova từ năm 2006, khiến nó được xếp vào nhóm những thiên hà nhiều supernova nhất từng được biết tới. Đây cũng được xác định là một thiên hà đang hoạt động tạo sao, với việc chỉ ít năm là một khối lượng sao tương đương với Mặt Trời được tạo ra (để cho dễ hiểu, thì giả sử mọi ngôi sao đều tương đương với Mặt Trời, thì cứ vài năm lại có một sao như thế ra đời). Nhưng sao nặng nhất là những sao có đời sống ngắn nhất, chúng chỉ tồn tại vài triệu năm trước khi phát nố dưới dạng supernova. Tốc độ tạo sao của UGC 9684 khiến những sao như vậy phổ biến hơn và các nhà thiên văn có thể sử dụng những thiên hà nhiều supernova như vậy để hiểu hơn về hiện tượng đặc biệt này.
R.T
Theo Phys.org