Sự quan tâm về công việc của các đồng minh và thông tin mà họ thu thập được về các nước thứ ba luôn luôn tồn tại và vẫn như xưa, chiếm một trong những vị trí hàng đầu trong hoạt động gián điệp của nhiều nước. Ví dụ, trong một báo cáo của mình, trung tâm phản gián quốc gia Mỹ nhận xét rằng các nước như Nhật Bản, Israel, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ tham gia rất tích cực vào hoạt động gián điệp trên lãnh thổ Mỹ.
Vì tình yêu tổ quốc
Ngày 10/9/2005, Leandro Aragoncillo, 46 tuổi, người Mỹ gốc Philippines, bị bắt tại Hoa Kỳ. Sau 21 năm phục vụ xuất sắc, cựu binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ được tặng bảy huy chương, tháng 7/1999, ông được bổ nhiệm làm tùy viên an ninh Nhà Trắng và được giao một chức vụ trong văn phòng của Phó Tổng thống Al Gore. Sau khi nghỉ việc, Aragoncillo trở thành nhà phân tích tại một trong những chi nhánh của FBI ở New Jersey. Chính tại đây, ông đã đánh cắp và chuyển cho phe chính trị đối lập Philippines hơn một trăm tài liệu mật và tuyệt mật liên quan đến Philippines và làm mất uy tín của Tổng thống Gloria Arroyo. Theo một số nguồn tin, cựu lính thủy đánh bộ và tùy viên an ninh đã làm điều đó một cách hoàn toàn vô tư, chỉ vì tình yêu với tổ quốc của mình.
Trụ sở Cơ quan Tình báo quân đội của Hải quân Mỹ.
Đồng thời với Leandro Aragoncillo, Lawrence Franklin, cựu nhân viên Lầu Năm Góc, 58 tuổi (làm việc cho Bộ Quốc phòng gần 20 năm) đã nhận tội cung cấp thông tin bí mật cho Israel. Từng là trợ lý tại Ban Trung Đông và Nam Á của Tổng cục Tình báo Quân đội Hoa Kỳ, Franklin đã thông báo cho Tel Aviv về một số khía cạnh trong chính sách của Mỹ và hoạt động của những kẻ khủng bố. Cơ quan điều tra cho rằng tham gia vụ này còn có Keith Weissman và Steven Rosen, nhân viên Ủy ban Công vụ Israel - Hoa Kỳ (AIPAC). Tuy nhiên, những người này không nhận tội.
Vụ bê bối tiếp gián điệp theo liên quan tới việc bắt giữ Jonathan Pollard, điệp viên Israel nổi tiếng ở Mỹ, ông là chuyên gia phân tích dân sự từng phục vụ tại Cơ quan Tình báo quân đội của hải quân Mỹ. Jonathan Pollard biện minh cho hoạt động của mình bằng việc Hoa Kỳ giấu Israel những thông tin quan trọng về an ninh của nước này. Mặc dù Washington và Tel Aviv đã ký kết thỏa thuận song phương về trao đổi thông tin tình báo vào năm 1983.
Pollard làm việc cho Cơ quan Tình báo quân đội của Hải quân từ năm 1979 đến 1985, và bắt đầu chuyển tài liệu mật vào tháng 5/1984. Tháng 11/ 1985, ông bị FBI bắt. Do tính chất “thân thiện” của hoạt động gián điệp nên Pollard không bị đưa ra xét xử. Cả hai chín
Leandro Aragoncillo.
h phủ thỏa thuận rằng Israel sẽ trả lại tất cả các tài liệu nhận được từ điệp viên của mình, còn Hoa Kỳ sẽ không sử dụng chúng để đưa ra cáo trạng. Đổi lại, Pollard hoàn toàn hợp tác với cơ quan điều tra và xác nhận rằng ông không có ý định làm hại nước Mỹ. Mặc dù vậy, ông vẫn bị kết án tù chung thân.
Kể từ đó, tình hình không thay đổi, mặc dù mười năm sau khi Jonathan Pollard bị bắt, chính phủ Israel đã trao tư cách công dân của nhà nước Do Thái cho ông, và ngày 12/5/1998, công nhận Jonathan Pollard là điệp viên của mình, đồng thời tuyên bố sẽ đấu tranh cho ông được trả tự do và hồi hương về Israel. Năm 2005, chính Pollard một lần nữa kháng cáo lên Tòa án Tư pháp Tối cao Israel, yêu cầu làm rõ các tình tiết vi phạm thỏa thuận bí mật năm 1985 và yêu cầu Washington nghiêm khắc thực hiện thỏa thuận này. Ông cho rằng việc chính quyền Israel sợ xích mích với Mỹ là lý do dẫn đến bản án khắc nghiệt như vậy.
Lawrence Franklin.
Danh sách vẫn còn dài
Còn có những trường hợp hoạt động “gián điệp thân thiện” khác được biết đến ở Hoa Kỳ.
Michael Allen, hiệu thính viên, từ năm 1972 là nhân viên hợp đồng của Hải quân Hoa Kỳ phục vụ tại Philippines. Năm 1986, ông cung cấp thông tin của các cơ quan phản gián Hoa Kỳ cho tình báo Philippines và bị bắt vào tháng 12 cùng năm. Kết quả điều tra cho thấy sự hợp tác của Allen với cơ quan tình báo Philippines khiến cho một nguồn tin rất quan trọng của Mỹ trong tổ chức này đã bị xâm phạm. Tháng 8/1987, tòa án kết luận Allen phạm tội gián điệp vì vụ lợi và lãnh án 8 năm tù. Đồng thời Michael Allen phải nộp phạt 10 nghìn USD.
Thomas Dolce, nhà phân tích dân sự và chuyên gia chiến tranh bí mật, từ năm 1973 làm việc tại một cơ sở thử nghiệm vũ khí bí mật ở ngoại ô Baltimore. Từ năm 1979 đến 1983, ông đã cung cấp các tài liệu mật liên quan đến vũ khí của Liên Xô cho các đại diện Nam Phi ở Washington, Los Angeles và London. Mùa xuân năm 1988, FBI lần ra dấu vết của ông, và 5 tháng sau, Dolce bị bắt. Tại phiên tòa, ông thừa nhận tội lỗi của mình, nhưng khẳng định rằng ông làm điều đó vì tình yêu với Nam Phi, nơi ông đến thăm vào đầu những năm 1970. Mặc dù cơ quan điều tra không có bằng chứng về việc Thomas Dolce nhận tiền để cung cấp thông tin, nhưng ông vẫn bị kết án 10 năm tù và nộp phạt 5.000 USD.
Frederick Hamilton, nhân viên Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ, làm việc tại văn phòng tùy viên quân sự Mỹ ở Peru. Mùa xuân năm 1991, ông cung cấp cho đại diện chính thức của Ecuador, quốc gia xung đột với Peru nhiều năm, những thông tin bí mật của cơ quan mình, trong đó có thông tin về một số hoạt động tình báo của Mỹ ở khu vực này. Hamilton cho rằng điều này sẽ giúp giải quyết những tranh chấp lãnh thổ lâu dài giữa hai nước. Qua các nguồn của mình, tình báo Mỹ biết về vụ rò rỉ thông tin và xác định được thủ phạm. Hamilton bị kết án ba năm tù.
Michael Schwartz, thượng úy phục vụ tại Hạm đội Đại Tây Dương của Hoa Kỳ, đã cung cấp thông tin tình báo mật cho các sĩ quan hải quân Ảrập Xêút từ tháng 11/1992 đến tháng 9/1994, khi đóng quân tại Phái bộ Quân sự Đặc biệt của Hoa Kỳ ở Riyadh. Schwartz bị sa thải, tước quân hàm và lương hưu, nhưng không bị kết án.
Jonathan Pollard.
Steven Lalas, sĩ quan liên lạc người Mỹ gốc Hy Lạp tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thường đi công tác tới Belgrade, Istanbul, Đài Loan và Athens. Theo cơ quan điều tra, Lalas hợp tác với tình báo Hy Lạp từ năm 1977 và cung cấp cho cơ quan này hàng trăm tài liệu mật liên quan đến chính sách của Washington ở Balkan. Stephen Lalas bị bắt vào tháng 5/1993 và tháng 9 cùng năm bị kết án 14 năm tù.
Phillip Seldon, nhân viên dân sự làm việc tại Lầu Năm Góc, từ tháng 11/1992 đến tháng 7/1993, khi đi công tác ở El Salvador, đã cung cấp tài liệu mật cho một sĩ quan tình báo nước này. Sau khi nghỉ hưu, Seldon tiếp tục làm việc cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Năm 1996, ông bị bắt và bị kết án 2 năm tù.
Joseph Brown phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ và sau đó dạy võ thuật ở Philippines trong khuôn khổ chương trình của Bộ Du lịch. Vào những năm 1990-1991, ông nhận được các tài liệu mật về hoạt động của phiến quân Philippines và các cơ quan tình báo Iraq từ bạn gái Virginia Baines, nhân viên CIA, và chuyển cho một cán bộ văn phòng Chính phủ Philippines. Brown và Baines bị triệu hồi về Hoa Kỳ và bị bắt. Chàng lãnh án 6 năm tù, nàng - gần 3,5 năm.
Chuyên gia phân tích tình báo của Hải quân Hoa Kỳ Robert Kim là người Mỹ gốc Hàn. Theo thông tin chính thức, Kim đã gửi rất nhiều tài liệu có giá trị về CHDCND Triều Tiên tới Đại sứ quán Hàn Quốc ở Washington trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9/1996, khi ông bị bắt trong cuộc gặp với tùy viên hải quân Hàn Quốc. Mười tháng sau, Robert Kim bị kết án 9 năm tù vì tội làm gián điệp. Nhưng vào tháng 7/2004, ông được trả tự do sớm và sau đó trở về Hàn Quốc.
Donald Keyser, 61 tuổi, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao và cố vấn về Trung Quốc một thời cho Ngoại trưởng Colin Powell. Nhiều năm liền ông cộng tác với các cơ quan tình báo Mỹ. Keyser bị bắt vào tháng 9/2004 vì bị tình nghi có liên quan đến cơ quan tình báo Đài Loan. Các nhân viên phản gián Mỹ đã ghi lại cuộc gặp của ông với một nữ điệp viên Đài Bắc và thấy họ trao đổi phong bì cho nhau. Tiết lộ của Keizer gây sốc đối với nhiều người quen, vốn coi ông là một chuyên gia có danh tiếng tốt.
Tháng 10/2005, kỹ sư Mỹ Noshir Jovadia, một người gốc Ấn Độ, bị bắt ở Hawaii. Chuyên gia 61 tuổi này tham gia phát triển công nghệ máy bay B-2 (“Tàng hình”). Noshir bị buộc tội cung cấp thông tin cho ít nhất tám quốc gia. Rất có thể, trong số đó có những quốc gia thân thiện với Mỹ. Trong một máy tính của Jovadia, người ta tìm thấy 14.000 tệp chứa các tài liệu liên quan đến Lực lượng Không quân Hoa Kỳ.
Steven Lalas.
Không chỉ ở Hoa Kỳ...
Tháng 10/2003, Ingo Johan Schiffelholz, 64 tuổi, sĩ quan của Cục Đông Âu và chuyên gia về Balkan của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND), bị bắt ở Đức. Như đã đưa tin, trong quá trình kiểm tra định kỳ, người ta tìm thấy những tài liệu được đánh dấu “Tuyệt mật” trong phòng làm việc của ông.
Trong quá trình theo dõi, người ta phát hiện Schiffelholz thường liên hệ với một nhân viên của Tổng lãnh sự quán Bulgaria tại Munich, Mariana D. (bà cũng là đại diện chính thức của Cơ quan Tình báo Quốc gia Bulgaria). Từ tháng 7/2002 đến tháng 9/2003, viên sĩ quan BND đã gặp Mariana D một tháng vài lần để chuyển giao các tài liệu mật.
Ngay sau khi bị bắt, Schiffelholtz đã thú nhận tất cả và được trả tự do để chờ xét xử. Các nhà quan sát cho rằng số lượng và nội dung các tài liệu mà bà Mariana D. nhận được rất lớn, nhưng các nguồn tin chính thức khẳng định không phải như vậy. Do đó, Schiffelholtz chỉ chịu mức án khá nhẹ - bị phạt 20.250 euro. Trong khi đó, theo luật, Schiffelholtz phải đối mặt với mức án 10 năm tù. Tuy nhiên, lúc bấy giờ ở Bulgaria nhiều người lo ngại rằng sự cố gián điệp này bằng cách nào đó có thể cản trở việc nước này gia nhập NATO và EU.
Như đã trình bày ở trên, bản thân Hoa Kỳ cũng tiến hành do thám và có mạng lưới tình báo của mình ở các nước đồng minh. Vào cuối thế kỷ trước - đầu thế kỷ này, người ta nói nhiều về hệ thống nghe lén “Echelon” của Mỹ. Hệ thống này khiến các nước Châu Âu phẫn nộ mạnh mẽ đến mức Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ buộc phải cắt giảm một phần hoạt động của nó.