“Qua hoạt động học tập tích cực này, học sinh vừa được khắc sâu nội dung bài đã học, đồng thời phát huy được sự sáng tạo của học sinh, tích hợp liên môn mĩ thuật, rèn kĩ năng tư duy tóm tắt sự việc, kĩ năng sử dụng từ ngữ... Học sinh học được cách tạo lập nhóm, hợp lực và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để hoàn thành sản phẩm một cách độc đáo, sáng tạo nhất”- cô Phạm Thị Quý chia sẻ.
|
Tham gia tiết học, học sinh Nguyễn Thanh Dung, lớp 6A1 cho biết rất hào hứng với cách học chuyển thể văn bản truyện thành tác phẩm truyện tranh.
“Ban đầu, con gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng chúng con đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Phương pháp học tập này giúp con tiếp thu bài hiệu quả, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc hơn.” - Nguyễn Thanh Dung cho hay.
Trong giờ học, học sinh không chỉ sáng tạo khi viết lời thoại cho nhân vật, mà còn sáng tác tranh vẽ, thể hiện năng khiếu hội họa, phát triển năng lực thẩm mĩ. Trong phần thuyết trình, học sinh cũng rất tự tin, phát huy được năng lực làm việc nhóm, kĩ năng cần thiết khi phân chia công việc, tổng hợp kiến thức và biên tập lời thoại nhận vật.
Cách đổi mới học tập môn Ngữ Văn giúp người học hiểu bài một cách cặn kẽ hơn, nội dung bài học trở nên phong phú và không khí học tập rất vui vẻ khiến cho học sinh càng thêm yêu thích môn Văn.