Một cậu bé khác ở Trung Quốc đã viết câu này trong cuốn sách tiếng Trung của mình: "Mục tiêu là Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh!". Một ngày nọ, người mẹ mở cặp sách của cậu bé và thấy con nhét giấy tờ, sách vở vào một đống bừa bộn, chị phải mất công dọn dẹp. Lúc này chị mới nhìn thấy tờ giấy khi mơ ước của đứa trẻ.
Chị không khỏi cười lớn: "Nếu con có thể đỗ vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, mẹ sẽ khỏa thân chạy khắp thị trấn!". Lời nói giễu cợt của người mẹ khiến nhiều cư dân mạng phẫn nộ.
Rốt cuộc thì ai mà không có ước mơ? Việc trẻ có mục tiêu luôn là điều tốt nhưng cha mẹ vội vàng phủ nhận sẽ khiến con tổn thương.
Người mẹ ấy có thể cảm thấy khó chịu vì chiếc cặp sách bừa bộn của con mình, nhưng có thể nhân cơ hội này để hướng dẫn con dọn dẹp và khuyến khích con mình học tập chăm chỉ hơn. Chỉ là chị đã bỏ qua một điều rất quan trọng, đó là cảm xúc của đứa trẻ.
Bạn biết đấy, đôi khi, một lời phàn nàn hay một lời chế nhạo của người lớn có thể phá hủy ước mơ của một đứa trẻ.
Có một thuật ngữ trong tâm lý học gọi là "phức cảm bẩm sinh". Nghĩa là nếu cha mẹ phủ nhận con lâu ngày sẽ hình thành cảm giác tự ti ở con, lâu dần trẻ sẽ không tự tin vào bản thân và cảm thấy mình chưa đủ tốt khi gặp vấn đề.
Khi trẻ nói "Con muốn trở thành nhà khoa học", họ thường đưa ra sự hỗ trợ và động viên, tuy nhiên khi trẻ nói rằng mình chỉ muốn trở thành người chuyển phát nhanh, một số phụ huynh sẽ cau mày, phủ nhận và cố gắng giúp đỡ đứa trẻ đặt ra một "mục tiêu đầy tham vọng" hơn.
Thực tế, trong mắt trẻ thơ, ước mơ không có cao thấp. Thậm chí, ước mơ của nhiều đứa trẻ còn thay đổi khi chúng lớn lên. Vì lý do này, thay vì phủ nhận ý tưởng và dập tắt tinh thần đấu tranh của trẻ, tốt hơn hết bạn nên lấy ước mơ làm nền tảng giáo dục và hướng dẫn trẻ trở nên tốt hơn.
Mọi giấc mơ đều có khả năng nở hoa đẹp. Trong mắt cha mẹ, ước mơ của trẻ có thể nhỏ bé hoặc khó thực hiện. Nhưng dù thế nào đi nữa, xin đừng làm tổn hại đến ước mơ của con. Ngay cả người lớn có kinh nghiệm sống phong phú cũng không thể đoán trước được tương lai của một đứa trẻ.
Việc cha mẹ phải làm là tạo cho con một môi trường an toàn bằng tình yêu thương, còn việc khám phá thế giới thì đó là quyền tự do của trẻ.