Học sinh "hư" có hạnh phúc được không? Câu trả lời bất ngờ của một PGS.TS từ trường hợp cụ thể

Hiểu Đan, | 18/01/2024, 14:52
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Với các học trò "ngoan" thì xây dựng trường học hạnh phúc thường dễ hơn. Vậy học trò "hư" thì sao? Học trò "hư" liệu có hạnh phúc được không?

Làm thế nào để giúp đứa trẻ này?

Câu trả lời là: Chúng ta cần thay đổi góc nhìn để thấy một phần thực tế khác. Khi gặp một hành vi ở nhà hay ở trường, thay vì phản ứng, ta có thể đặt ra 5, 7 vấn đề:

Thứ nhất: Có khi mình kỳ vọng không phù hợp về mặt phát triển.

Thứ hai: Nhu cầu độc lập, năng lực kiểm soát

Thứ ba: Thiếu kỹ năng.

Thứ 4: Căng thẳng, lo âu, sợ hãi.

Thứ 5: Nhu cầu về cảm xúc chưa được đáp ứng, không có kết nối ở nhà, thiếu an toàn và chán nản. Những đứa trẻ "hư" phần lớn là những đứa trẻ chán nản.

Thứ 6: Vấn đề giác quan...

Tạo sự kết nối ấm áp và giúp học sinh thay đổi dựa trên điểm mạnh và tích cực với học sinh thế nào?

"Tất cả những người trưởng thành hay người lớn cũng từng là trẻ con, nhưng chỉ có vài người trong số họ nhớ được điều này". Trẻ cần cảm thấy được an toàn, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu và có giá trị. Đó là một điều kiện cơ bản để có thể giúp cho đứa trẻ phát triển lành mạnh, hạnh phúc và bình thường.

Kết nối ấm áp chính là: Tạo cho trẻ cảm giác an toàn; Làm cho trẻ cảm thấy được yêu thương; Thể hiện sự yêu thương bằng ngôn ngữ và hành động; Hiểu trẻ nghĩ như thế nào ở lứa tuổi này; Hiểu trẻ cảm thấy như thế nào.

Muốn kết nối cần thấu hiểu, muốn thấu hiểu cần lắng nghe. Lắng nghe để thấu hiểu khác với lắng nghe để phản ứng. Phần lớn ta nghe để biết thông tin và chỉnh sửa thay vì thấu hiểu và kết nối.

Hướng dẫn cảm xúc: Nhận ra cảm xúc của trẻ/học sinh. Sau đó, coi đó là cơ hội để kết nối, giúp đỡ; Giúp trẻ/học sinh xác định cảm xúc, gọi tên của nó; Thể hiện mình hiểu và thấu hiểu với trẻ/học sinh. Đặt ra giới hạn và giải quyết vấn đề.

Bản chất con người có một điểm yếu là chú ý nhiều đến những những mảng tối, những nhược điểm hơn là nơi có những điểm sáng. Nó giống như chấm đen nhỏ trên một tờ giấy trắng, rõ ràng là màu trắng chiếm gần hết, nhưng hầu hết mọi người chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ.

Điểm mạnh và tích cực đứa trẻ nào cũng có cả. Mắc lỗi là một phần trong quá trình phát triển của trẻ, là cơ hội để học hỏi và phát triển. Từ hành vi đầu tiên, việc lần sau trẻ có hành động ra sao phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của người lớn.

Chán nản là nguyên nhân của hầu hết các thất bại học đường. Vậy nên, cần khích lệ, nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho trẻ/học sinh. Khích lệ đúng cách chính là nhìn vào những cố gắng, tiến bộ.

Kết quả học tập cao nhất chính là sự tiến bộ hơn và vui thích hơn mỗi ngày.

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/hoc-sinh-hu-co-hanh-phuc-duoc-khong-cau-tra-loi-bat-ngo-cua-mot-pgsts-tu-truong-hop-cu-the-d296945.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/hoc-sinh-hu-co-hanh-phuc-duoc-khong-cau-tra-loi-bat-ngo-cua-mot-pgsts-tu-truong-hop-cu-the-d296945.html
Bài liên quan
Hà Nội và Bắc Ninh lọt top đầu Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025
Theo kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, với 200 học sinh đoạt giải, thành phố Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước trong kỳ thi này.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh "hư" có hạnh phúc được không? Câu trả lời bất ngờ của một PGS.TS từ trường hợp cụ thể