Hồn làng hoa gạo tháng Ba

Trần Hoà | 21/03/2023, 08:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những ngày giáp hạt xưa, cũng là những ngày hoa gạo nhuộm đỏ cả một vùng quê nghèo heo hút.

Hồn làng hoa gạo tháng Ba ảnh 1
Cây gạo gù nổi tiếng ở tỉnh Thái Bình.

Huyền tích cây hoa gạo

Sau đó, một cây gạo ven mộ mọc lên nhanh khác thường và nở hoa rực rỡ vào tháng Ba. Dân bản còn thấy từ trong sương mù, một kiệu hoa rực rỡ phấp phới bay về phía cây gạo.

Không biết từ bao giờ, mùa hoa gạo trở thành mùa của những nỗi nhớ. Bất kỳ ai, chỉ cần lạc vào một làng quê hoang vắng, hoặc lạc đến một triền đê vắng bóng người, thấy mùa hoa gạo nở sẽ thấy những xốn xang khó tả thành lời. Hoa gạo đẹp, nhưng cũng là nỗi buồn khó gọi thành tên.

Chẳng ai biết cây hoa gạo có từ bao giờ, sử Việt không hề có dòng nào nhắc nhớ về nguồn gốc. Sử Trung Quốc cũng chỉ có vài dòng, rằng vua Nam Việt là Triệu Đà đã tặng một cây cho vua nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN.

Ở đất nước này, hoa gạo phổ biến tại Quảng Đông và được gọi là mộc miên hay hùng thụ. Như vậy có thể khẳng định, cây gạo ở Việt Nam đã có trước thời điểm mà Triệu Đà biếu vua Hán, có nghĩa cho đến nay đã trên 23 thế kỷ.

Ngần ấy thời gian “ăn ở” với người Việt, cây gạo cũng để lại nhiều truyền kỳ, mà nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy nó mang trong mình cả những sứ mệnh của trời.

Chẳng hạn, thời thuộc Đường, khi trồng cây gạo một vị sư có đọc câu kệ: “Đại sơn đầu rồng ngước/Đuôi dài náu Chu Minh/Thập bát tử dấy nghiệp/Gốc gạo hiện long hình/Thỏ gà trong tháng chuột/Ắt thấy mặt trời lên” – dự đoán sự ra đời và lên ngôi của Lý Công Uẩn.

Đó là sử liệu của chính trị, xem ra có xa rời với những bôn ba thường dân. Nhưng huyền tích về cây gạo lại rất gần với dân chúng, đặc biệt vùng Hà Nam Ninh xưa - rằng có cô gái phải tạm xa người chồng sắp cưới vì lên thiên đình hỏi việc mưa nắng. Trước khi đi, chàng trai buộc chiếc khăn đỏ vào tay người yêu để dễ nhận biết khi trở về.

Thời gian sau, khi hay tin chàng không trở lại vì Ngọc Hoàng giữ lại làm Thần Mưa, cô gái ngày ngày trèo lên cây nêu trông ngóng rồi xin Ngọc Hoàng biến cô thành cây hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để có thể nhìn thấy người yêu, dải vải đỏ biến thành bông hoa để chàng ta nhận ra nàng.

Ngọc Hoàng đồng ý, và khi đã được thỏa nguyện, cô gái gieo mình từ cây nêu xuống đất. Nhìn thấy những bông hoa đỏ, nước mắt Thần Mưa lã chã rơi. Từ ấy, dân gian gọi đó là hoa gạo - loài hoa đỏ rực như máu của tình yêu đợi chờ.

Còn ở một số vùng Hải Phòng, Quảng Ninh cây hoa gạo là hiện thân của công chúa nhà Trần có tên Quỳnh Trân. Vào năm Quý Mùi (1283), Quỳnh Trân xin vua Trần Nhân Tông cho xuất gia và nàng chọn đất Nghi Dương, phủ Kinh Môn làm nơi lập am. Hiện cây gạo trong đền Mõ xã Ngũ Phúc (Kiến Thụy, Hải Phòng) được cho là do chính tay nàng trồng.

Ở vùng Bắc Hà (Lào Cai), cây gạo lại là hiện thân của một công chúa nhỏ - là con gái của Chúa Bầu Vũ Văn Mật. Vào thời ấy, Quốc công Vũ Văn Mật được sai trấn giữ phên dậu cùng nhà Lê chống quân Mạc. Chúa Bầu có một công chúa xinh xắn nhưng hiếu động, một lần theo mẹ ra suối, chẳng may bị đuối nước. Chúa Bầu thương xót vô cùng mới táng thi hài cô ở ven khúc sông.

Bài liên quan
5 nàng hậu quốc tế đọ sắc tôn vinh Tinh hoạ gạo Việt
(GDTĐ) - Điều ấn tượng nhất của đêm Gala Tinh hoa Gạo Việt là sự góp mặt của 5 hoa hậu đến từ khu vực Đông Nam Á.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồn làng hoa gạo tháng Ba