Kẻ thù của giáo dục từng là tivi - game và nay là...

19/02/2023, 16:59
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Nếu cha mẹ có con cái nghiện điện thoại, họ cần hiểu mấu chốt của vấn đề nằm ở mình chứ không nên đổ thừa cho trẻ.

Có một thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ cũng rất khó rời xa chiếc điện thoại. Dù đi làm về nhà họ vẫn dán mắt vào màn hình, miệng nói yêu con nhưng lại không dành thời gian chơi đùa với con mình hoặc chỉ chiếu lệ.

Cho đến một ngày, khi muốn con mình tránh xa điện thoại di động, họ phát hiện ra con mình đã bị nghiện lúc nào không hay. Có một sự thật rằng, trẻ em không vâng lời người lớn nhưng chúng lại bắt chước người lớn.

Trong nhiều trường hợp, chính sự thiếu giáo dục và đồng hành đã “gieo mầm” cho những đứa trẻ nghiện điện thoại di động.

Cha mẹ cần đặt điện thoại xuống làm gương cho con noi theo

Hiệu trưởng nổi tiếng Trung Quốc Li Zhenxi từng nói: “Cho dù công việc của cha mẹ có vất vả đến đâu, hãy nhớ rằng còn có một công việc khác khó khăn và phức tạp hơn đang chờ bạn, đó là nuôi dạy con cái”.

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục 20 năm trước là TV, 10 năm trước là game, ngày nay là gì? - 4

Để giữ trẻ tránh xa điện thoại, cha mẹ cần chú ý 3 điều:

- Mang lại cho con cái cảm giác yêu thương và đồng hành

Dù con cái không phải lo miếng ăn cái mặc nhưng việc thiếu sự đồng hành của cha mẹ, bạn bè để vui chơi, chúng chỉ biết tìm tới cảm giác được quan tâm, được cần đến, được khẳng định trên thế giới ảo.

Điện thoại di động và game đã trở thành cứu cánh cho những đứa trẻ khi chúng cô đơn.

Do đó, để giữ cho trẻ em tránh xa điện thoại di động, cha mẹ cần dành thời gian mỗi ngày với con cái bằng các hoạt động như đưa con đi leo núi, chơi trò chơi cùng, nếu có thời gian thì đi du lịch cùng nhau, lắng nghe trẻ tâm sự…

- Nhấn mạnh tầm quan trong của các quy tắc và làm gương

Wang Jinzhan là giáo viên rất nổi tiếng ở Trung Quốc, từng dạy dỗ 1 lớp gồm 55 học sinh, trong đó có 37 học sinh trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, 10 học sinh vào các trường đại học nổi tiếng thế giới như Cambridge, Oxford và Yale.

Chìa khóa trong giáo dục của ông là làm gương và tuân thủ các quy tắc.

Khi con gái ông học năm cuối cấp 3, cách giải trí của hầu hết các gia đình là xem TV. Nhưng ông đã thỏa thuận với con gái rằng, cả nhà sẽ không xem TV trong năm này và chỉ có thể xem trở lại khi con gái đậu đại học.

Vào ngày Tết, con gái ông nói mình muốn tới văn phòng của cha học, để mẹ có thể xem các chương trình vào ngày Tết. Thế là cả 2 mang mấy gói mì tới văn phòng, ông thì soạn giáo án, con gái ôn bài, bận rộn tới 11 giờ đêm mới về nhà.

Nhiều năm sau khi cô con gái được nhận vào Đại học Bắc Kinh đã nói với cha mình: “Tết năm đó là cái Tết đáng nhớ và trọn vẹn nhất trong cuộc đời con suốt 17 năm qua”.

Tương tự như vậy, cách tốt nhất để trẻ em bỏ điện thoại di động là cha mẹ ít dùng điện thoại hoặc không sử dụng trước mặt con cái. Lời nói và việc làm của cha mẹ là thước đo tốt nhất cho sự trưởng thành của con cái.

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục 20 năm trước là TV, 10 năm trước là game, ngày nay là gì? - 5

- Dạy con với sự kiên nhẫn và hiểu biết

Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ đã ghiện game?

Về vấn đề này, người dẫn chương trình Ni Ping (Trung Quốc) đã đưa ra câu trả lời của riêng mình.

Con trai cô không muốn đến trường vì bị ám ảnh bởi game, Ni Ping nói: "Được rồi, nếu con không muốn đến trường, mẹ đồng ý cho con chơi game ở nhà".

Lúc đầu, cậu con trai rất vui vẻ, chơi say sưa không ăn không ngủ. Mặc dù Ni Ping rất lo lắng nhưng cô biết rằng, một khi tỏ ra quan tâm, việc học của con sẽ lại thất bại.

Không ngờ vài ngày sau, con trai cô thấy chán và nói muốn đi học. Sau này, mặc dù con trai cô vẫn chơi game nhưng không còn nghiện nữa.

Khi một đứa trẻ nghiện điện thoại và cho đó là niềm hạnh phúc của mình, điều quan trọng là cha mẹ học cách chấp nhận hơn là đàn áp, kiểm soát hay đánh đập chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Có sự cân bằng giữa việc học và giải trí mới là cách tốt nhất.

Đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã từng nói: "Trong 30 năm đầu tiên của cuộc đời, nếu bạn hình thành thói quen, thói quen sẽ định hình con người bạn".

Vì vậy, ông không bao giờ cho con dùng iPad, lúc rảnh rỗi sẽ cùng con trồng hoa, làm việc nhà, chăn nuôi.

Điều thực sự hủy hoại một đứa trẻ không phải là TV, trò chơi điện tử hay điện thoại di động mà đó là về việc cha mẹ vô kỷ luật và thờ ơ với việc dạy con.

Theo NHẬT DƯƠNG ( QQ) (Người đưa tin)
https://www.nguoiduatin.vn/ke-thu-lon-nhat-cua-giao-duc-20-nam-truoc-la-tv-10-nam-truoc-la-game-ngay-nay-la-gi-a594355.html
Copy Link
https://www.nguoiduatin.vn/ke-thu-lon-nhat-cua-giao-duc-20-nam-truoc-la-tv-10-nam-truoc-la-game-ngay-nay-la-gi-a594355.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kẻ thù của giáo dục từng là tivi - game và nay là...