Kỳ vọng của cha mẹ và áp lực con cái phải đối mặt

Phạm Hoa - Việt Anh | 22/10/2023, 08:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Kỳ vọng của bố mẹ tạo ra áp lực lớn đối với con cái. Trẻ mang theo áp lực và tự nhủ bản thân phải cố gắng. Tuy nhiên, học tập trong tâm thế không thoải mái khiến trẻ chậm tiếp thu, học trước quên sau và mất đi sự say mê, hứng thú trước đây

Kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ sẽ khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề tâm lý

Khi thi cử, trẻ có thể không làm tốt bài thi hoặc có những hành vi tiêu cực như có những hành vi như quay cóp vì sợ sẽ làm bố mẹ phiền lòng.

Ngoài ra, việc so sánh con trẻ với người khác cũng khiến trẻ hình thành tâm lý tự ti, nhút nhát không dám bày tỏ quan điểm của bản thân. Với tính cách này, trẻ không thể nổi bật dù có thành tích tốt và cũng sẽ khó thành công trong tương lai.

Hơn nữa, việc đối mặt với áp lực quá lớn từ gia đình, trẻ dễ hình thành tâm lý chán nản, bi quan và đôi khi có hành vi bỏ học, trốn học vì quá mệt mỏi.

Sự kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ là “hòn đá” đè nặng lên đôi vai của trẻ. Trẻ vẫn sẽ ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ và thầy cô nhưng sâu bên trong là sự ức chế về tâm lý.

ky-vong-cua-bo-me-voi-con-cai.png
Trẻ mang theo áp lực và tự nhủ bản thân phải cố gắng.

Theo thời gian, những phẫn uất ngày một lớn dần khiến trẻ gặp phải những vấn đề tâm lý như hội chứng. Self-Harm, căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm,… Ngoài ra, một số trẻ còn hình thành tâm lý thù địch bố mẹ vì cho rằng những mệt mỏi bản thân đang phải đối mặt là do gia đình gây ra.

Trường hợp xấu nhất, trẻ có thể hình thành ý nghĩ, hành vi tự sát để giải thoát bản thân trước những kỳ vọng quá lớn từ gia đình. Bởi trẻ cho rằng, bản thân mình là kẻ vô dụng, không thể làm cho ba mẹ hài lòng mà chỉ toàn mang lại sự lo lắng và thất vọng.

Cần làm gì để thoát khỏi kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ?

Kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ gây ra nhiều hậu quả đối với tâm lý và cuộc sống của con trong tương lai. Tuy nhiên, bản thân bố mẹ thường không nhận thức được sự vô lý của bản thân. Để kịp thời điều chỉnh, cả bố mẹ và con cái đều cần có những biện pháp khắc phục:

Sự kỳ vọng của cha mẹ thường xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn con đạt được thành công và có cuộc sống tốt đẹp. Do đó, con cái nên có cách xử lý thấu đáo để giúp bố mẹ hiểu rằng con đang phải chịu áp lực nặng nề.

ky-vong-tu-tre.png
Bố mẹ nên tăng cường học cùng trẻ, để tạo sự gắn bó giữa cha mẹ và bé.

Trước tiên, nên chia sẻ vấn đề này với những người có kinh nghiệm như anh chị, ông bà hoặc thầy cô giáo để được chia sẻ và cho lời khuyên hữu ích.

Sau khi lắng nghe lời khuyên, nên trò chuyện thẳng thắn với bố mẹ. Hãy nói rõ suy nghĩ của bản thân với thái độ nghiêm túc và bình tĩnh để bố mẹ biết được năng lực, thế mạnh, hạn chế và mong muốn thực sự của bản thân.

Đồng thời phải cho bố mẹ thấy, bản thân con đã rất nỗ lực và luôn nghiêm túc trong việc học nhưng năng lực mỗi người mỗi khác nên đôi khi con không thể giành được vị trí như bố mẹ mong đợi.

Con cái cần bày tỏ với bố mẹ những áp lực nặng nề mà bản thân đang phải đối mặt

Nếu bố mẹ quá hà khắc, con có thể nhờ thầy cô trò chuyện với gia đình. Thầy cô là người trực tiếp giảng dạy cho con nên sẽ biết được con có thế mạnh và hạn chế như thế nào, đồng thời cũng biết con có nghiêm túc và nỗ lực trong quá trình học tập hay không.

Lời nói của thầy cô sẽ có giá trị hơn trong mắt bố mẹ nên phần nào có thể giúp bố mẹ thay đổi suy nghĩ. Trong khi đó, nếu con cái đề nghị, bố mẹ sẽ quy chụp là do con lười biếng và không chịu cố gắng./.

Bài liên quan
Giải ngân đầu tư công 4 tháng đầu năm chưa đạt kỳ vọng
(GDTĐ) - Theo bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên tất cả các lĩnh vực có sự khởi sắc, nhưng chưa đạt kỳ vọng đặt ra, do vẫn còn nhiều vướng mắc khiến tiến độ giải ngân mới đạt 14,66%.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ vọng của cha mẹ và áp lực con cái phải đối mặt