Tăng chiều cao thường là dấu hiệu hay gặp ở trẻ dậy thì sớm. Ảnh minh hoạ.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ dậy thì sớm?
Nếu nghi ngờ trẻ đang có dấu hiệu bệnh dậy thì sớm, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nội tiết nhi để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Các bác sĩ sẽ khám và kiểm tra các chỉ số như: Đo chiều cao, cân nặng của trẻ; Xét nghiệm có thể được chỉ định: Chụp X-quang xương cổ tay của trẻ để tìm hiểu xem xương có đang phát triển với tốc độ bình thường so với tuổi của trẻ hay không; siêu âm buồng trứng và tử cung xem có phát triển nhiều hơn so với mức độ của trẻ cùng tuổi. Các xét nghiệm hormone tĩnh và động để đánh giá mức độ bài tiết hormone LH của tuyến yên.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể cần chụp thêm 1 số hình ảnh X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não để tìm nguyên nhân dậy thì sớm. Các xét nghiệm được lựa chọn do các các bác sĩ chuyên khoa quyết định dựa trên việc thăm khám cho trẻ.
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Trong nhiều trường hợp việc xác định nguyên nhân có thể gặp nhiều khó khăn, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi tình trạng của trẻ trong vòng vài tháng. Điều trị thường xuyên và chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng, vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị của trẻ.
Việc điều trị sẽ dừng lại khi trẻ được 10 - 11 tuổi hoặc sớm hơn tùy theo từng trẻ. Khi dừng điều trị, hormone sinh dục được cơ thể sản xuất trở lại và quá trình dậy thì bình thường sẽ bắt đầu. Kinh nguyệt bắt đầu hoặc có trở lại sau 12 đến 18 tháng ngừng điều trị ở trẻ gái, trẻ trai vẫn có sự sản xuất tinh trùng bình thường.