Làm sao để học sinh không sợ mà yêu thích môn toán

08/08/2023, 17:16
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đề cập đến yêu cầu đổi mới của giáo dục toán học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, phải làm sao để học sinh không thấy sợ toán mà cảm thấy yêu thích môn toán, cảm thấy môn toán là hữu ích cho mình và cần phải học.

Theo Bộ trưởng, ngày nay khi các điều kiện của giáo dục tốt hơn, nền giáo dục hướng đến toàn diện, để cải thiện, tạo ra chất lượng giáo dục cần rất nhiều yếu tố, tuy nhiên vai trò của toán học vẫn là một trụ đỡ hết sức quan trọng và lâu dài.

Trao đổi với các nhà toán học về mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được triển khai thực hiện, Bộ trưởng nhấn mạnh: Giáo dục Việt Nam đang chuyển mạnh từ nền giáo dục thiên về trang bị kiến thức sang hướng đến phát triển con người. Có rất nhiều việc phải làm, cần một sự đổi mới có tầm vĩ mô. Đổi mới ở triết lí và định hướng chương trình nhưng rất cần đổi mới từng phần, từng nội dung của giáo dục. Trong đó, toán học vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng toán học, giáo dục toán học "cần một phen đổi mới".

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các môn học từ Tiếng Việt, Ngữ văn, Lịch sử đều cần đổi mới. Riêng Toán học cần tích cực đổi mới theo hướng phát triển tư duy cho người học, hướng học sinh đem tư duy toán học để giải quyết các vấn đề cuộc sống, giải quyết những vấn đề phát sinh để phát triển tư duy. Phát triển con người cần hai trụ đỡ quan trọng là tư duy logic và thái độ, tình cảm trong phương diện con người xã hội, con người cá nhân.

"Cho đến nay, giáo dục toán học trong đời thường vẫn đang làm tốt nhưng phải làm tốt hơn. Làm sao để học sinh không thấy sợ toán, học sinh cảm thấy yêu thích môn toán, làm sao để học sinh cảm thấy môn toán là hữu ích cho mình và cần phải học", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Kiến nghị chính sách nhằm phát triển khoa học cơ bản

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng dành lời cảm ơn và sự đánh giá cao tới đội ngũ các nhà toán học trong các trường đại học. Theo Bộ trưởng, thời kỳ chuyển đổi của giáo dục đại học và giai đoạn thực hiện tự chủ, khoa học cơ bản đứng trước nhiều thách thức rất lớn; đặc biệt là các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khắc phục những khó khăn, vừa duy trì học thuật, vừa phát triển các công bố quốc tế. Qua đó ngày càng khẳng định vị thế của giáo dục đại học Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đây là một cố gắng lớn.

"Về phía Bộ GD&ĐT, chúng tôi sẽ tiếp tục có những kiến nghị chính sách nhằm phát triển các lĩnh vực khoa học cơ bản. Lấy khoa học cơ bản làm bệ đỡ cho các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là cho khoa học giáo dục", Bộ trưởng cho hay.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học giáo dục trong suốt thời gian vừa qua đã tham gia vào các hoạt động giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tham gia vào biên soạn sách giáo khoa, chuẩn bị các hoạt động đổi mới giáo dục.



Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/lam-sao-de-hoc-sinh-khong-so-ma-yeu-thich-mon-toan-102230808163531862.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/lam-sao-de-hoc-sinh-khong-so-ma-yeu-thich-mon-toan-102230808163531862.htm
Bài liên quan
Lộ đề thi học kỳ môn Toán, hàng trăm học sinh tại Bình Phước phải thi lại
Ngày 11/5, Trường Trung học Cơ sở Tân Phú đã có báo cáo gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước về việc đề kiểm tra môn Toán lớp 8 học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bị lộ khiến hàng trăm học sinh phải thi lại vào ngày 10/5 vừa qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm sao để học sinh không sợ mà yêu thích môn toán