Làm thế nào để giáo dục Việt Nam cất cánh?

Sỹ Điền (Thực hiện) | 26/01/2023, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để phát triển, không một quốc gia nào không chú trọng tới giáo dục. Vậy làm thế nào để giáo dục Việt Nam phát triển và cất cánh?

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tôi được biết kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu (theo Tạp chí U.S News & World Report của Hoa Kỳ) cho thấy: Trong kỳ xếp hạng năm 2023, số trường được xếp hạng là 2.165, thuộc 95 quốc gia. Trong đó, Việt Nam có 5 trường đại học nằm trong bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu.

Như vậy để thấy rằng, Việt Nam không thua kém các nước, thậm chí còn vượt trội so với nhiều nước trên thế giới. Nếu chúng ta đầu tư thỏa đáng, tôi tin giáo dục - đào tạo của nước nhà sẽ thực sự “cất cánh”, đáp ứng lòng mong mỏi và kỳ vọng của nhân dân.

'Bệ đỡ' để giáo dục cất cánh ảnh 2
Cô - trò Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: TG

Xây dựng xã hội học tập

- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tư tưởng về giáo dục toàn dân. Theo bà, tư tưởng này được vận dụng như thế nào trong xây dựng xã hội học tập ngày nay?

- Từ những thập niên 30 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tư tưởng về giáo dục toàn dân, đó chính là xây dựng xã hội học tập ngày nay. Triết lý giáo dục của UNESCO là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người. Để thực hiện triết lý này phải thông qua xây dựng xã hội học tập. Xã hội học tập phải được xây dựng trên nền tảng hệ thống giáo dục mở.

Nội hàm của xã hội học tập là, ai cũng được đi học, ai cũng được bình đẳng, được phát triển và ai cũng được tạo mọi cơ hội để học tập. Trong xã hội học tập phải có sự liên thông giữa các cấp học, đó là giáo dục bắt buộc và giáo dục thường xuyên. Ngoài ra, phải có sự công nhận kết quả học tập giữa các bậc học, giữa giáo dục thường xuyên và giáo dục bắt buộc. Từ trước đến nay, Hội Khuyến học Việt Nam cùng với Bộ GD&ĐT đóng vai trò nòng cốt trong xây dựng xã hội học tập theo các tiêu chí nêu trên.

Thực chất, chúng ta đang triển khai tư tưởng của Bác Hồ, triết lý của UNESCO và các nghị quyết của Trung ương Đảng về xã hội học tập. Song, muốn xây dựng Việt Nam thực sự là xã hội học tập thì phải có các mô hình học tập. Các mô hình này được Chính phủ giao từ năm 2005 đến nay. Lúc đầu là gia đình hiếu học; từ năm 2014 đến nay chuyển sang mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập. Việc thực hiện xã hội học tập đã có những bước tiến rất xa. Chúng ta đã phổ cập giáo dục tiểu học, rồi đến phổ cập THCS, tiến tới phổ cập THPT.

Xây dựng xã hội học tập, đầu tiên là ở giai đoạn giáo dục bắt buộc, phát triển mở rộng sang giáo dục thường xuyên. Xã hội học tập muốn phát triển phải dựa trên nền giáo dục mở. Nói cách khác, xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi điều kiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.

- Vậy theo bà, để xây dựng xã hội học tập cần những yếu tố gì?

- Muốn có xã hội học tập cần có 3 yếu tố: Đầu tiên phải có cam kết chính trị. Tức là, có sự cam kết của các cơ quan quyền lực cao nhất. Cam kết này được thể hiện bằng chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết. Xuống các địa phương, thì tỉnh ủy, UBND các địa phương phải có chỉ thị, cơ chế, chính sách để triển khai theo ngành dọc và giống như một vòng tròn khép kín. Tôi đánh giá và ghi nhận, chúng ta đã làm rất tốt yếu tố cam kết chính trị, từ Trung ương đến địa phương.

Tiếp đến, Nhà nước phải tạo môi trường để huy động nguồn lực, giúp xã hội học tập phát triển. Như Bác Hồ đã dạy: Lấy của dân, sức dân để phục vụ dân. Đó cũng chính là xã hội hóa giáo dục. Nhìn trên bình diện toàn xã hội, nguồn lực trong dân dành cho giáo dục rất nhiều. Vấn đề đặt ra là, chúng ta phải biết huy động để xây dựng xã hội học tập hiệu quả và thực chất.

Cuối cùng, để xây dựng được xã hội học tập, cần sự tham gia của toàn thể nhân dân và hệ thống chính trị. Tất cả ban, ngành, tổ chức chính trị, xã hội… cùng vào cuộc thì mới tạo thành xã hội học tập, ở đó việc đầu tiên là người đứng đầu phải nêu gương thực hiện.

- Xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Thị Doan!

“Giáo dục càng tốt thì đất nước càng phát triển bền vững. Nhiều quốc gia trước khi phát triển những con đường cao tốc, cơ sở hạ tầng... thì việc đầu tiên họ xây đắp con đường tri thức. Phát triển con đường tri thức để hướng tới tương lai, vươn tầm quốc tế. Và con đường tri thức này được bắt nguồn từ giáo dục và đào tạo”. - GS.TS Nguyễn Thị Doan

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/be-do-de-giao-duc-cat-canh-post623534.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/be-do-de-giao-duc-cat-canh-post623534.html
Bài liên quan
Chấn hưng văn hoá phải bắt đầu từ giáo dục
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu trong phiên bế mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021: “Cần kiên trì chấn hưng văn hóa và phải bắt đầu từ giáo dục”.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm thế nào để giáo dục Việt Nam cất cánh?