Do đó, Bộ trưởng đặt vấn đề đối với tổ chức STEM toàn cầu, từ góc nhìn của mình, đánh giá về việc triển khai giáo dục STEM ở Việt Nam, xem việc triển khai đã thực sự đúng hướng chưa, nếu có điều chưa đúng thì cần điều chỉnh như thế nào, nội dung gì cần làm tiếp…
Bộ GD&ĐT đồng thời mong muốn có sự kết nối sâu hơn giữa tổ chức STEM toàn cầu với các cơ quan chức năng của Bộ và có cả sự vào cuộc của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Mục tiêu thúc đẩy giáo dục STEM một cách đầy đủ, đúng hướng, phát huy tốt nhất tác dụng trong thúc đẩy đổi mới giáo dục tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc, đại diện tổ chức STEM toàn cầu nhấn mạnh đến “giáo dục STEM thực sự” và cho biết Tổ chức không bán sản phẩm (bán máy in 3D, robot…) mà thiên về kiểm định, đánh giá chất lượng của STEM; hỗ trợ để tư vấn xây dựng những chương trình đó nếu thấy còn vấn đề, thiếu hụt..., đặc biệt là hỗ trợ công tác đào tạo giáo viên. Đội ngũ giáo viên là vấn đề mấu chốt nhất; đầu tư cho giáo dục STEM phải quan tâm đầu tư cho đội ngũ giáo viên.
Sau những trao đổi, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ cân nhắc một số công việc tiếp theo; làm sao thúc đẩy giáo dục STEM khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018.