Lao động đa kỹ năng không lo trước 'bão' sa thải

28/03/2023, 16:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Làn sóng sa thải đang lan rộng, nhưng người lao động có chuyên môn, đa kỹ năng và sẵn sàng học hỏi vẫn được săn đón.

Khởi đầu từ năm 2022, làn sóng sa thải quy mô toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo layoffs.fyi, tính đến tháng 3 năm nay, hơn 314.000 người mất việc từ 2.400 “ông lớn” lĩnh vực công nghệ.

Góc nhìn thực tế về ngành công nghệ

Thực tế này cũng lan sang Đông Nam Á khi nhiều tập đoàn công nghệ tên tuổi lần lượt cho thôi việc hàng nghìn lao động. Những đợt cắt giảm nhân sự được dự đoán tiếp tục diễn ra trên diện rộng và Việt Nam không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng.

Làn sóng sa thải trong lĩnh vực công nghệ nói chung mang đến cái nhìn mới cho người trẻ, nhất là những thí sinh đang đứng trước ngưỡng cửa đại học. Bên cạnh sự hào nhoáng của các công ty công nghệ là nhiều điểm chưa chắc chắn.

Trong thời kỳ biến động này, Gen Z với tố chất dám nghĩ dám làm cần thận trọng hơn khi lựa chọn ngành nghề tương lai. Các ngành nghề về công nghệ, đặc biệt máy tính, vốn thu hút các thí sinh bởi mức thu nhập hấp dẫn, cũng đi kèm nguy cơ đào thải cao.

Trước "bão" sa thải, Gen Z cần gì?

Ở chiều ngược lại, cuộc sa thải đã mở ra làn sóng dịch chuyển việc làm mới. Nhiều công ty thuộc lĩnh vực phi công nghệ có cơ hội đón nhận những ứng viên tài năng từ các doanh nghiệp công nghệ. Ngoài chuyên môn, ưu tiên hàng đầu của các công ty tiếp nhận là kỹ năng đa dạng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới hoặc kiêm nhiệm công tác.

Theo khảo sát của tổ chức giáo dục Handshake (Mỹ) trên 1.432 sinh viên niên khóa 2022 và 2023, có 35% người trả lời sẵn lòng làm việc ở lĩnh vực mới, 74% sinh viên muốn tìm công việc ổn định - cao gấp đôi số người lựa chọn công việc tại doanh nghiệp danh tiếng hoặc lĩnh vực đang phát triển nhanh như công nghệ thông tin.

DH Bach khoa anh 1

Nhiều Gen Z sẵn sàng thử sức trong các lĩnh vực mới.

Có thể thấy, giai đoạn hậu Covid-19, nhiều lao động trẻ hướng đến những nơi mang đến sự ổn định, thay vì bất chấp dấn thân vào công việc có tính đào thải cao hoặc chạy theo xu hướng.

Vì vậy, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Gen Z cần không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn và kỹ năng, liên tục cập nhật công nghệ mới, rèn luyện sự linh hoạt, thích ứng, không ngại thử thách điều mới. Đó được cho là những yếu tố then chốt giúp Gen Z có việc làm phù hợp trong mọi hoàn cảnh.

Xu hướng học liên ngành được quan tâm

Thực tiễn mới yêu cầu người lao động tương lai cần biết rộng, đa lĩnh vực để nhanh chóng nắm bắt công việc. Bên cạnh ngoại ngữ, nhân lực cho thị trường lao động 4.0 cần trang bị kiến thức liên ngành, xuyên lĩnh vực, kỹ năng tổng hợp thông tin, nhận biết và giải quyết vấn đề, tư duy tích cực…

Với lợi thế đào tạo đa ngành hàng đầu phía nam, từ nhiều năm nay, ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM) đã phát triển các chương trình đào tạo mang tính liên ngành, xuyên lĩnh vực. Ưu điểm của các ngành học liên ngành là mang lại lượng kiến thức phong phú cho người học như Kỹ thuật Y Sinh (giao thoa giữa điện tử, sinh học, vật lý, khoa học sự sống); Cơ Kỹ thuật (cơ học, toán học, vật lý, tin học); Kỹ thuật Vật liệu (hóa học, vật lý, sinh học); nhóm ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Kỹ thuật Môi trường (hóa học, sinh học, địa lý, luật học); Quản lý Xây dựng (xây dựng, quản trị, chính sách công)...

DH Bach khoa anh 2

Sinh viên ĐH Bách khoa trong giờ thực hành tại phòng thí nghiệm Innovation Fablab.

Đặc biệt, chương trình đào tạo quốc tế của nhà trường còn đưa tiếng Anh, tiếng Nhật vào ngôn ngữ chính thức (giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc tăng cường tiếng Nhật), chú trọng đào tạo các kỹ năng thiết yếu thông qua môn kỹ năng mềm và kỹ năng xã hội. Nhờ đó, sinh viên Bách khoa khi ra trường không những giỏi chuyên môn mà còn thông thạo ngoại ngữ, vững vàng các kỹ năng, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động toàn cầu và không ngại đối đầu những thách thức mới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lao động đa kỹ năng không lo trước 'bão' sa thải