Theo ông Kuleba, trọng tâm của việc khôi phục các chuyến hàng ở Biển Đen là "duy trì trong khuôn khổ hiện có hoặc tạo ra một mô hình mới”.
"Phải chấp nhận rủi ro và chứng minh rằng chúng ta có thể tiếp tục mà không có Nga", ông nói với các phóng viên ngày 18/7 trong chuyến thăm LHQ.
Trẻ em nhận bữa ăn từ thiện tại Howlwadag, phía nam thủ đô Mogadishu, Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một phát biểu đăng tải trên tài khoản Twitter chính thức, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat nói rằng: "Tôi lấy làm tiếc về việc Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen mà AU đã ủng hộ ngay từ đầu. Tôi kêu gọi các bên giải quyết mọi vấn đề để nối lại hoạt động vận chuyển ngũ cốc và phân bón một cách an toàn từ Ukraine và Nga đến những nơi cần chúng, đặc biệt là ở châu Phi".
Nga cho biết sẵn sàng cung cấp ngũ cốc miễn phí cho các nước nghèo ở châu Phi và Điện Kremlin vào ngày 18/7 thông báo vấn đề này sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở St. Petersburg vào tuần tới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cùng ngày 18/7 nói rằng nếu không có hàng xuất khẩu của Ukraine thì "thật không may, thâm hụt trên thị trường toàn cầu sẽ khá rõ ràng". Nhà lãnh đạo Ukraine bổ sung: "Và không chỉ đối với những nước nghèo nhất. Các quốc gia khác cũng sẽ cảm nhận được điều đó, từ Libya, Ai Cập đến Bangladesh và Trung Quốc. Chúng tôi đang làm việc với các đối tác của mình để ngăn chặn điều này".
Theo Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, trong bối cảnh sản xuất lương thực trên thế giới bị gián đoạn bởi xung đột, biến đổi khí hậu, giá năng lượng và các yếu tố khác, những thỏa thuận như Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã góp phần hạ giá lương thực hơn 23% kể từ tháng 3/2022.