Giảm nguy cơ sinh con dị tật: Nguồn axit folic trong đậu phộng cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axít folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.
Một số bài thuốc từ hạt lạc
Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y Hà Nội) cho hay, trong đông y, hạt lạc có tính bình, vị ngọt béo, tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí.
Hạt lạc còn có thể sử dụng làm nhiều món ăn, bài thuốc chữa bệnh rất tốt:
Lạc nấu canh gân bò: Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 100-150g, cùng đem hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được. Bài thuốc này có tác dụng bổ huyết khí, hoặc cũng có thế dùng xương sống lợn hầm lạc cả vỏ lụa, ngày dùng một lần cũng có tác dụng sinh huyết, bổ huyết.
Phụ nữ sau sinh có thể dùng lạc cả vỏ lụa, nấm hương, chân giò hầm nhừ ngày ăn 1-2 ngày/lần để nhiều sữa.
Người đau dạ dày, tá tràng có thể dùng lạc nhân 30g, ngâm nước 30 phút sau đó giã nát, rồi cho 200ml mật ong vào trộn đều, uống trước khi ngủ.
Dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn lạc cũng cần lưu ý một số điều:
- Không cho trẻ nhỏ ăn lạc vì dễ bị đi vào đường thở, nguy hiểm tính mạng.
- Không nên ăn lạc mốc vì chứa độc tố aflatoxin. Độc tố này có thể gây ngộ độc thực phẩm trực tiếp và là chất gây bệnh ung thư. Do đó, nên cảnh giác khi ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng, phải bảo đảm chọn đúng sản phẩm an toàn.
- Người dị ứng không ăn lạc, đây là loại ngũ cốc dễ gây dị ứng. Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, phù mạch (sưng), cấp tính đau bụng, chàm dị ứng trầm trọng, hen suyễn, và trong trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ.
- Người thể hàn, tiêu chảy không ăn lạc, nếu dùng quá liều có thể gây tiêu chảy, hoặc khiến mắt, miệng, hoặc mũi bị khô. Người nhuận tràng, đại tiện lỏng do hàn thấp ứ trệ, không nên dùng lạc.