Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 - 20g, ướp với muối ăn hoặc nấu nước uống hằng ngày.
Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.
Chữa phù thũng: Quả me rừng 10 - 30g. Bạn có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Theo sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, quả me rừng được dùng làm thuốc chữa một số bệnh dưới dạng sắc nước uống hoặc dưới dạng ô mai. Trong một số tài liệu mới đây thì có nói đến quả me rừng ngâm đường hoặc mật ong làm sirô để giải khát, thanh nhiệt.
Theo y học hiện đại
Y học hiện đại cho rằng cây me rừng là dược lý mang lại những công dụng như:
+ Giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi: Các bộ phận của cây me rừng chứa nhiều khoáng chất và vitamin nên cải thiện khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.
+ Cải thiện khả năng tiêu hóa: Quả me rừng giàu chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế kiết lỵ, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra đây còn là vị thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng.
+ Tốt cho tim mạch: Me rừng chứa thành phần giúp hạn chế sự tích tụ cholesterol bên trong thành mạch nên giảm nguy cơ bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch và đột quỵ.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:Trong cây me rừng có hợp chất crom tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid và lipid, tăng liên kết giữa insulin với các cơ quan thụ cảm nên điều tiết nồng độ insulin trong máu đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết.
Trên đây là những tác dụng của quả me rừng với sức khoẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.