Quả gấc - Ảnh: ST
Bác sĩ Vũ lưu ý nhân hạt gấc (phiên mộc miết) theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm.
Bác sĩ Vũ cho biết gấc còn được làm thành dầu có chứa acid oleic 44,4%; acid linoleic 14,7%; acid stearic 7,89%; acid palmitic 33,8%. Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng cho chóng lành. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách caroten thành hai phần tử vitamin A.
Ngoài ra, rễ gấc sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là phòng kỷ nam. Lá gấc kết hợp tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy.
Chữa tụ huyết do chấn thương: 50 hạt gấc đốt cháy đen, giã nhuyễn cho vào 1 lít rượu trắng, ngâm trong lọ thủy tinh 2 tuần. Dùng để xoa bóp ngoài. Mỗi lần từ 5-10ml rượu, xoa bóp đều vào vùng da bị tụ máu.
Chữa mụn nhọt sưng tấy: Dùng hạt gấc giã nát, hòa với một ít rượu trắng 30- 40 độ, bôi lên vùng da bị mụn nhọt nhiều lần trong ngày sẽ chóng khỏi.
Chữa trĩ: Hạt gấc giã nát thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải đắp vào hậu môn để suốt đêm, sau mỗi đêm lại thay thuốc một lần.
Chữa chai chân:Giã nát nhân hạt gấc và cả màng đen, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ bọc trong một cái túi polyethylene dán kín miệng túi, đục một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương 2 ngày thay thuốc một lần.