5. Bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe
Đậu bắp không chỉ chứa hàm lượng canxi tương đương với sữa tươi mà còn tồn tại dưới dạng chất hữu cơ, có tỷ lệ hấp thu cao hơn sữa nên là nguồn cung cấp canxi lý tưởng. Chúng cũng cung cấp nhiều dinh dưỡng axit folic và các loại vitamin như vitamin A, vitamin C và vitamin K… Những thành phần này đều hỗ trợ giúp xương chắc khỏe, làm chuyển biến tích cực tình trạng đau khớp.
Mặc dù vậy, ăn đậu bắp quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu cho một số người, theo WebMD.
1. Người có vấn đề đường tiêu hóa
Đậu bắp chứa fructans, là một loại carbohydrate. Fructans có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người đang gặp vấn đề về đường ruột. Do đó khuyến cáo người bệnh đường ruột nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu định thêm đậu bắp vào chế độ ăn hàng ngày.
2. Người bị sỏi thận
Đậu bắp chứa nhiều oxalat. Loại sỏi thận phổ biến nhất bao gồm canxi oxalate. Thực phẩm có hàm lượng oxalate cao, chẳng hạn như đậu bắp và rau bina, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người đã từng mắc bệnh này.
3. Người bị đau nhức xương khớp
Đậu bắp chứa solanine. Đây là một hợp chất độc hại có thể gây đau khớp, viêm khớp và viêm kéo dài ở một số người. Khoai tây, cà chua, cà tím, quả việt quất và atisô cũng chứa solanine. Do đó cần ăn hạn chế những thực phẩm này.
4. Không tốt cho người đang sử dụng thuốc làm loãng máu
Vitamin K giúp đông máu và hàm lượng chất này dồi dào trong đậu bắp có thể ảnh hưởng đến những người sử dụng thuốc làm loãng máu.
Thuốc làm loãng máu giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông - nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim. Ăn nhiều đậu bắp có thể khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên, đậu bắp, giống như các loại rau khác, là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống. Do đó cần ăn vừa phải và nên có chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng. Một số người nên nói chuyện với bác sĩ trước khi ăn để tránh tác dụng phụ.