Trái cây là một trong những loại thực phẩm cần được bổ sung hằng ngày, rất giàu vitamin A, vitamin B tổng hợp, vitamin C, vitamin D, vitamin E, chất xơ, phốt pho, kali, canxi, sắt, selen,… Tuy nhiên nhiều bệnh nhân “kiêng ăn trái cây” vì sợ tăng lượng đường trong máu.
Theo "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc (2022)", lượng đường hằng ngày của bệnh nhân tiểu đường nên được kiểm soát trong vòng 25g.
Trái cây không chỉ chứa đường mà còn có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như chất xơ, vì vậy không nên bỏ hoàn toàn. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn điều độ và chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như dâu tây, anh đào, mận, nho, kiwi, và táo.
Chỉ ăn 2 bữa 1 ngày
Nhiều người cho rằng bệnh nhân tiểu đường có thể giảm lượng đường trong máu bằng cách ăn 2 bữa 1 ngày.
Con người muốn đáp ứng quy luật dinh dưỡng thì phải ăn đủ 3 bữa trong ngày, nếu bỏ bữa tối hoặc bữa sáng rất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng và các bệnh thiếu hụt dinh dưỡng. Ngược lại, so với 2 bữa, bệnh nhân tiểu đường nên chia nhỏ thành 5 bữa một ngày.
Tức là ăn thêm 2 bữa phụ vào sáng và chiều, chỉ cần chọn các sản phẩm từ sữa và sản phẩm từ đậu nành. Chia nhỏ bữa ăn sẽ có lợi hơn cho bệnh nhân tiểu đường trong việc ổn định đường huyết.