Lưu ý trong chăm sóc trẻ khi trời rét đậm rét hại

Đông, | 24/01/2024, 06:56
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dưới đây là một số lưu ý về cách giữ ấm và kỹ năng chăm sóc cho trẻ vào mùa đông, đặc biệt là ở các tỉnh vùng cao.

Miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Theo dự báo, đợt rét này này có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 25/1. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc bộ phổ biến từ 8 - 10 độ C, khu vực vùng núi Bắc bộ từ 3 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C, khu vực Bắc Trung bộ phổ biến từ 9 - 11 độ C.

Theo cảnh báo, rét hại có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là một số lưu ý về cách giữ ấm và kỹ năng chăm sóc cho trẻ vào mùa đông mà cha mẹ có thể tham khảo.

1. Mặc thật nhiều lớp áo

Nhiều người hay giữ suy nghĩ mặc một chiếc áo len bên trong, cùng với đó là chiếc áo khoác dày bên ngoài là có thể giữ ấm cho con. Nhưng cách tốt nhất để giữ ấm cho trẻ em là mặc nhiều lớp quần áo. Cha mẹ có thể mặc một chiếc áo thun giữ nhiệt dài tay cho trẻ, tiếp đó là quần áo bình thường, áo len rồi mặc áo khoác dày bên ngoài. Ngoài ra, cha mẹ cũng không được quên giữ ấm bàn tay, bàn chân và đầu, mặt cho con bằng tất, găng tay và mũ len, khẩu trang nhé.

Những kỹ năng chăm sóc trẻ khi trời rét đậm rét hại mà cha mẹ BẮT BUỘC phải biết, đặc biệt với trẻ em vùng cao! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Cho con uống nước thường xuyên

Trong thời tiết lạnh giá, chúng ta thường có xu hướng "lười" uống nước và trẻ em cũng vậy. Dù không có cảm giác thấy khát nước, nhưng không đồng nghĩa là cơ thể của con trẻ đã đủ nước. Uống đủ nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước trong mùa đông và bảo vệ hệ miễn dịch trước các tác nhân gây cảm lạnh. Vì vậy, phụ huynh hãy đảm bảo con uống đủ nước mỗi ngày nhé.

3. Tắm rửa sớm hơn

Cha mẹ nên cho con tắm sớm bằng nước ấm, thời gian tắm cũng nên giảm bớt so với những ngày bình thường. Đặc biệt là không để trẻ ngâm mình dưới vòi hoa sen hoặc bồn tắm nước nóng quá lâu. Sau khi tắm, để hạn chế tình trạng bong tróc da, cha mẹ nên bôi cho bé bằng các loại dầu dưỡng ẩm. Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên hạn chế tắm cho trẻ quá 2-3 ngày với lý do thời tiết lạnh giá bởi như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh cá nhân và dễ gây bệnh.

4. Tham gia các hoạt động ngoài trời

Vào những ngày thời tiết lạnh giá, cha mẹ cũng nên khuyến khích để con vận động, tập thể dục nhằm đảm bảo lượng vận động cần thiết hàng ngày, tăng cường thể lực và khả năng miễn dịch. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, cha mẹ cần mặc cho con đủ ẩm, tránh ra ngoài vào sáng sớm hay đêm muộn vì lượng sương và nhiệt độ xuống thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Những kỹ năng chăm sóc trẻ khi trời rét đậm rét hại mà cha mẹ BẮT BUỘC phải biết, đặc biệt với trẻ em vùng cao! - Ảnh 2.

5. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo

Mùa lạnh khi nhiệt độ giảm xuống hơn bình thường, được xem là “mùa của mầm bệnh”. Hầu hết trẻ em thường mắc các bệnh về hô hấp, dị ứng… và các loại bệnh khác tương tự trong thời gian này. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cùng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ. Phụ huynh hãy cân nhắc để cân đối lượng đạm, dầu/mỡ, tinh bột, rau xanh... để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho con nhé. Đặc biệt, tăng cường ngũ cốc nguyên cám giúp cung cấp năng lượng lâu dài, các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Các loại chất béo từ dầu thực vật giúp trẻ không bị đói và mất sức.

Cha mẹ cũng đừng quên tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin E, C và B2 cho con. Vitamin E và C có rất nhiều trong các loại rau xanh (đặc biệt là rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, xúp lơ xanh, cải xoong…). Còn vitamin B2 có rất nhiều trong các sản phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua, phô mai…). Nếu bé không thích sữa và các sản phẩm từ sữa, cha mẹ có thể thay thế chúng bằng các loại thức ăn quen thuộc khác như: thịt gà, thịt vịt, trứng, gan, tim, các loại đậu, mè, các loại hạt ngũ cốc và trái cây tươi...

Tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lưu ý trong chăm sóc trẻ khi trời rét đậm rét hại