Trường hợp người sức khỏe tốt, hệ miễn dịch cùng kháng thể ở mức cao thì ngay sau khi tiêm liều cơ bản sẽ không cần tiêm mũi bổ sung. Tuy nhiên, sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản, những người này có thể tiêm mũi nhắc lại.
Đối tượng tiêm mũi nhắc lại là người mắc bệnh nền, tiếp xúc nhiều với F0, bác sĩ tuyến đầu hay những trường hợp có nghề nghiệp bắt buộc phải thường xuyên gặp gỡ, giao lưu. Loại vắc xin dùng cho liều nhắc lại sẽ được mở rộng hơn. Người dân có thể tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin cùng loại với liều cơ bản, vaccine mRNA hoặc vắc xin vector (AstraZeneca).
Dựa vào thực tế trên, việc mẫu giấy chứng nhận mới của Bộ Y tế cần mở rộng tới 7 mũi tiêm để có chỗ ghi thời gian và tên vắc xin tiêm cho một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ, vắc xin Abdala của Cuba liều cơ bản là 3 mũi, nhưng nếu người miễn dịch kém họ cần tiêm liều bổ sung và sau đó tiêm liều nhắc lại. Như thế trường hợp này phải cần tiêm khoảng 5 mũi.
Hoặc có người tiêm thử nghiệm 2 mũi nhưng vắc xin chưa được cấp phép, để tăng cường miễn dịch, họ sẽ phải tiêm lại vaccine đã được cấp phép từ mũi đầu tiên. Như vậy, trường hợp này nếu tiêm đủ hết mũi tiêm thông thường và tăng cường sẽ cần tới 7 chỗ để ghi mũi tiêm vắc xi gồm: 2 mũi thử nghiệm; 2-3 mũi cơ bản; 1 mũi bổ sung (nếu có bệnh lý nền) và 1 mũi nhắc lại.
Một số trường hợp tiêm vắc xin ở nước ngoài nhưng có thể tiêm không phù hợp với hướng dẫn của Việt Nam thì họ phải tiêm lại.
Chuyên gia này nhấn mạnh, như vậy, việc ban hành giấy chứng nhận mới gồm 7 mũi tiêm vắc xin để phù hợp với mọi đối tượng, phòng tình huống phát sinh. Thực tế, người khỏe mạnh sẽ chỉ tiêm 3 mũi vắc xin hoặc cùng lắm là tiêm 4 mũi vắc xin phòng Covid-19.