- Da bị sạm đen do trong cơ thể tích tụ một lượng lớn chất độc.
- Đi tiểu thường xuyên, ngủ không ngon giấc, hay ngáp, cơ thể uể oải.
Kiên trì 2 thói quen để giảm axit uric, đẩy lùi bệnh gút
1. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C
Khi axit uric tăng cao lâu ngày sẽ gây áp lực lên thận và các khớp trong cơ thể. Vì thế, cách tốt nhất là phải hạn chế các loại thực phẩm chứa purin và tăng cường thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có tác dụng giảm giảm nồng độ axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh gút, giảm đau khớp.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C ngoài họ cam quýt còn có ớt chuông, ổi, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, đu đủ…
Những người thường xuyên uống rượu, axit uric cao, có vấn đề về khớp cũng rất cần bổ sung vitamin C, không chỉ có thể giảm lượng purin, giảm áp lực trao đổi chất cho thận mà còn hình thành một lớp màng bảo vệ các khớp trên cơ thể, giúp ngăn ngừa sự mài mòn và cơn đau do nồng độ axit uric tăng cao.
Đồng thời, trong giai đoạn này, người bệnh cũng cần kiêng rượu bia, hải sản, nội tạng động vật, từ bỏ các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
2. Uống nhiều nước và đi tiểu
Khi phát hiện axit uric tăng cao hoặc bệnh gút xuất hiện, người bệnh cần uống nhiều nước. Nước là thuốc giải độc tốt nhất cho cơ thể. Uống nhiều nước có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric, đạt được mục đích ổn định hàm lượng axit uric trong máu.
Ngoài ra, uống nhiều nước có thể thúc đẩy tiểu tiện, thúc đẩy axit uric bài tiết ra ngoài. Người bệnh cần đặc biệt chú ý không được nhịn tiểu, vì nhịn tiểu có thể khiến axit uric tích tụ trong cơ thể, từ đó khiến bệnh gút trầm trọng hơn.