Đầu tiên, bạn phải thử phản ứng thuốc nhuộm trên da tay để đảm bảo không bị dị ứng. Nếu vùng da bôi thuốc không nổi mụn đỏ, mẩn ngứa thì bạn an tâm sử dụng loại thuốc nhuộm này.
Tiếp theo, cần dùng khăn quấn bảo vệ xung quanh trán và đầu để nước thuốc nhuộm không chảy lên mặt và người. Bạn nên chải sao cho tóc không bị rối khi nhuộm tóc. Việc này giúp cho việc bôi thuốc nhuộm dễ dàng và tóc được nhuộm đều màu hơn.
Bôi thuốc nhuộm đều tay và càng ít dính vào da đầu càng tốt. Bạn có thể dùng vaseline, son dưỡng môi hoặc sản phẩm dưỡng tóc đi kèm với bộ thuốc nhuộm (nếu có). Đây là bước không bắt buộc nhưng sẽ giúp việc rửa sạch thuốc nhuộm bị lem trên da dễ dàng hơn.
Sau khi bôi thuốc toàn bộ tóc, hãy đợi khoảng 1 tiếng để thuốc nhuộm bám chắc vào tóc rồi gội đầu thật sạch với dầu gội chuyên dụng và nước ấm.
Cuối cùng, bạn thấm tóc bằng khăn bông, để tóc khô tự nhiên và tận hưởng thành quả của mình.
- Pha thuốc theo đúng tỷ lệ đã được chỉ định.
- Bôi thuốc nhuộm lần lượt lêm tóc: Bắt đầu từ thân tóc đến đuôi tóc và chấm chân tóc cuối cùng vì chân tóc sẽ lên màu nhanh hơn các phần khác.
- Khi nhuộm, nên dùng lược để màu nhuộm được đều.
Khi tóc đã lên màu, bạn phải gội đầu và dùng kem khóa màu ngay lập tức để màu tóc đẹp tự nhiên và bền hơn. Ngoài ra, cần dưỡng tóc khoảng 2 tuần sau khi nhuộm để khôi phục tóc bị hư tổn.
Nếu bạn tự dưỡng tóc ở nhà thì nên sử dụng dầu xả hay dầu dưỡng không có chất sulfat để tránh làm trôi màu nhuộm. Nên sử dụng kem dưỡng tóc có công dụng tăng độ bóng của màu nhuộm.
Gội đầu bằng nước mát để tránh tình trạng tóc xơ, gãy, chẻ ngọn và màu tóc được bền. Sau khoảng 1-2 tháng, bạn nên đi chấm lại chân tóc và cắt tỉa đuôi tóc xơ.