"Thật khó để đạt được kết cấu tốt nhất. Nấu quá lâu hoặc quá nhanh sẽ khiến món ăn có kết cấu kém, quá nhão hoặc quá cứng" – Ông Yeung cho hay.
Hasma thường được dùng trong các món tráng miệng, là thành phần của món súp ngọt và lạnh, bao gồm các nguyên liệu khác như lê, chà là đỏ, táo đỏ, đường phèn và trái cây sấy khô. Nó cũng có thể được dùng để pha chế thành một thức uống ngọt và mát, là lựa chọn khá phổ biến ở Singapore.
Nhiều người cho rằng hasma không có hương vị riêng biệt nào. Ông Yeung cho biết, hasma có vị rất nhẹ. Thông thường, nó nên được nấu cùng với các nguyên liệu khác có hương vị tinh tế hơn. Đó cũng là lý do tại sao nó thường được dùng trong các món súp ngọt.
Hasma thường được dùng trong các món tráng miệng như hasma đường phèn kỷ tử, hasma táo đỏ hạt sen...
Tương tự như tổ yến, lý do chính khiến nhiều người lựa chọn hasma là những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Niềm tin vào tác dụng chữa bệnh của hamsa xuất phát từ thế kỷ 16. Công dụng của món ăn này được thúc đẩy bởi các tài liệu do những nhà thảo dược học nổi tiếng thời bấy giờ viết ra. Người ta cho rằng hasma có chứa collagen và axit amin giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được cải thiện, làn da trở nên trẻ trung hơn.
Một số ý kiến khác cho rằng hasma giúp cân bằng nội tiết tố, tăng năng lượng cho cơ thể, giảm tình trạng sức tấy, giảm mệt mỏi và tim đập nhanh. Chính nhờ những công dụng này mà hasma còn được ví von là "vàng mềm" trong nhân gian.
"Hasma như một phần của liệu pháp thực phẩm đã tồn tại lâu đời ở Trung Quốc. Nó là một thành phần quý giá có giá trị chữa bệnh" – Ông Yeung nói – "Theo y học cổ truyền Trung Quốc, hasma là một vị thuốc quý dành cho các hoàng đế thời cổ đại, rất tốt cho làn da phụ nữ và bổ thận cho nam giới".
Tờ People's Daily Online dẫn lời Giáo sư Cui Hequan ở Đại học Y học Cổ truyền Hà Nam cho biết, hasma đúng là có giá trị dược phẩm cao, giúp tái tạo làn da phụ nữ. Đặc biệt, hasma rất phù hợp với những phụ nữ mang thai muốn cung cấp thêm dưỡng chất cho thai nhi, đẩy nhanh khả năng phục hồi sau sinh và cải thiện tình trạng da.
Tuy nhiên, Giáo sư Sun Lihong tại Đại học Y học Cổ truyền Thượng Hải lưu ý rằng, ăn quá nhiều hasma sẽ khiến người dùng có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mỗi tuần như chỉ nên ăn hasma một lần, mỗi lần từ 10-15g là đủ.
"Cần cẩn trọng với những thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ động vật như hasma và keo ong" – Ông Sun cảnh báo.